Mỹ tính triển khai lá chắn tên lửa THAAD ở Đức?
Quân đội Mỹ dường như đang thảo luận sơ bộ với Đức về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối ( THAAD) trên lãnh thổ nước này nhằm tăng khả năng bảo vệ châu Âu.
Hệ thống THAAD của Mỹ (Ảnh: Reuters)
Reuters trích một số nguồn tin giấu tên cho hay, Washington đang tính mang lá chắn THAAD sang lắp đặt tại căn cứ Ramstein, Đức. Đây là vấn đề được đề xuất trước quyết định rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân Iran của Tổng thống Donald Trump.
Tuy châu Âu và Mỹ không đồng thuận về mặt quan điểm với một số vấn đề liên quan tới số phận hiệp ước trên, nhưng họ đều có cùng mối quan ngại về việc Iran sẽ tiếp tục phát triển các tên lửa hạt nhân sau khi thỏa thuận có thể bị hủy bỏ. Các tên lửa Shahab 3 của Iran có tầm bắn 2.000 km, có thể tấn công tới khu vực Nam Âu và Iran cũng từng cảnh báo họ có khả năng mở rộng tầm tấn công của tên lửa này xa hơn nữa.
Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu được cho là đã đề xuất việc đưa THAAD tới châu lục này trong nhiều năm qua nhưng chưa có kết quả. Tuy nhiên, khi Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran, vấn đề phòng thủ của châu Âu trở nên cấp thiết hơn, ông Riki Ellison, chủ tịch nhóm phi lợi nhuận Liên minh Ủng hộ Phòng thủ Tên lửa, nhận định.
Trước đó, Tướng Curtis Scaparrotti, chỉ huy Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu nói: “Trước mắt, Đức đường như không có vấn đề gì với việc triển khai THAAD tại đây”.
Một quan chức quân sự cấp cao của Đức từng nhận định rằng châu Âu cần triển khai thêm nhiều hệ thống radar ở trên địa bàn nhằm phát hiện và kiểm soát tốt hơn các mối đe dọa tiềm ẩn, cũng như tiến hành đánh chặn các mục tiêu nếu cần thiết.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Đức cũng đang lên kế hoạch xây dựng lại lá chắn tên lửa tầm ngắn và tầm trung sau hàng năm trời cắt giảm ngân sách. Hai hệ thống đang được Đức đưa vào tầm ngắm là THAAD và Arrow 3 của Israel. Bộ Ngoại giao Đức cho hay họ không có thông tin về việc này.
Mặc dù vậy, khi được hỏi về vấn đề trên, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hiện chưa có quyết định nào liên quan tới THAAD được đưa ra. “Hiện (Mỹ) chưa có kế hoạch triển khai các hệ thống THAAD ở Đức. Chúng tôi không thỏa luận về những kế hoạch quân sự tiềm năng trong tương lai vì chúng tôi không muốn tiết lộ ý định của Mỹ tới các đối thủ tiềm tàng. Đức hiện vẫn là một trong những đối tác thân thiết và mạnh nhất của Washington”, Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eric Pahon phát biểu.
Ngoài việc ngăn chặn mối đe dọa đến từ Iran, việc lắp đặt THAAD ở châu Âu còn có ý nghĩa với khu vực này trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang có dấu hiệu gia tăng.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ "bó tay" trước tên lửa đạn đạo siêu thanh Trung Quốc?
Công nghệ đầu đạn siêu thanh có thể được sử dụng để vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD gây tranh cãi của Mỹ đặt tại Hàn Quốc, các chuyên gia Trung Quốc nhận định.
Thiết bị siêu thanh được Trung Quốc thử nghiệm trong một đường hầm.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tên lửa đạn đạo sử dụng đầu đạn siêu thanh của Trung Quốc không chỉ thách thức hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ mà còn có thể đánh trúng mọi mục tiêu quân sự ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh tạp chí Nhật Bản The Diplomat dẫn nguồn tin tình báo Mỹ, cho biết Trung Quốc đã hai lần thử tên lửa đạn đạo có gắn thiết bị siêu thanh mới vào cuối năm 2017.
Thiết bị siêu thanh (HGV) được thiết kế đặc biệt cho tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17. Một khi tách ra khỏi tên lửa, HGV sẽ lao xuống mục tiêu, xuyên qua bầu khí quyển với tốc độ đáng kể.
HGV có thể đạt tốc độ trên Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và phần lớn hành trình bay ở độ cao thấp hơn so với các tên lửa đạn đạo truyền thống.
Sự kết hợp của tốc độ cao, khả năng cơ động và độ cao tương đối thấp khiến HGV trở thành thách thức không nhỏ đối với bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào
Song Zhongping, cựu sỹ quan Quân đoàn pháo binh số 2 thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nói DF-17 chính là phiên bản quân sự hóa của chương trình nghiên cứu thiết bị bay siêu thanh DF-ZF.
Ông Song hiện là nhà bình luận quân sự trên kênh Phượng Hoàng của Hong Kong, nói HGV có thể gắn vào tên lửa đạn đạo liên lục địa, tầm bắn tối thiểu 5.500km.
HGV hoàn toàn tương thích với nhiều mẫu tên lửa đạn đạo sẵn có của Trung Quốc.
Nhiều đầu đạn HGV hoàn toàn tương thích với tên lửa DF-41, đạt tầm bắn ít nhất 12.000km và đủ sức tấn công mọi mục tiêu trên đất Mỹ trong vòng dưới 1 giờ.
Nhà phân tích quân sự Antony Wong Dong cho rằng, HGV hoàn toàn phù hợp để tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đặt tại Hàn Quốc.
Hàn Quốc thiết lập THAAD vào năm ngoái để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên, nhưng Trung Quốc coi THAAD nhằm vào chính nước này.
"Một khi chiến tranh nổ ra, HGV sẽ phá hủy hệ thống radar của THAAD, tạo cơ hội để Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, khiến Mỹ không kịp trở tay", ông Wong nói.
Nhà phân tích quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nhận định, công nghệ HGV sẽ trở thành vũ khí hạt nhân chiến lược của 3 cường quốc Trung Quốc, Mỹ và Nga trong tương lai gần.
"So với đầu đạn thông thường gắn trên tên lửa đạn đạo, HGV phức tạp hơn nhiều và rất khó đánh chặn", ông Zhou nói.
"Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ nên lo ngại về chương trình phát triển HGV của Trung Quốc, vì loại vũ khí này tấn công mục tiêu nhanh hơn, chính xác hơn", ông Zhou nói, nhấn mạnh lò phản ứng hạt nhân của Ấn Độ và Nhật Bản hoàn toàn nằm trong tầm ngắm.
Cả hai chuyên gia Song và Zhou đều tin rằng, HGV là công nghệ đi đầu của Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, Mỹ lại tập trung phát triển máy bay siêu thanh, khiến cho dự án HGV bị trì hoãn.
Theo Danviet
Triều Tiên hứa không bất ngờ phóng tên lửa Triều Tiên đã cam kết sẽ không có bất kỳ hành động gây nguy hiểm nào về hàng không, bao gồm cả các vụ phóng tên lửa, mà không thông báo trước. Tên lửa Triều Tiên rời bệ phóng trong một vụ phóng thử (Ảnh: KCNA) "Chúng tôi đã nhận được cam kết bảo đảm chắc chắn từ Triều Tiên rằng họ sẽ...