Mỹ tính đóng tàu phòng thủ tên lửa siêu lớn
Dựa trên khung tàu đổ bộ cỡ lớn LPD-17, tàu phòng thủ tên lửa này sẽ là tàu chiến mặt nước lớn nhất của Mỹ kể từ Thế Chiến II.
Tàu đổ bộ cỡ lớn USS San Antonio (LPD-17) của hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Hải quân Mỹ đã thảo luận với công ty đóng tàu Huntington Ingalls về khả năng đóng một biến thể phòng thủ tên lửa của tàu đổ bộ lớp San Antonio (LPD-17), trang bị hệ thống radar, súng điện từ và vũ khí laser mới, theoNational Interest.
Tàu chở quân siêu lớn với lượng giãn nước 25.000 tấn này có kích thước đủ lớn để có thể lắp đặt các khí tài quân sự mới và có thể tích hợp các công nghệ hiện đại như hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo có trọng lượng rất lớn, Phó chủ tịch công ty Huntington Ingalls Brian Cuccias nói hôm 13/1.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest, việc sử dụng bộ khung thân tàu LPD-17 sẽ cho phép các nhà thiết kế Mỹ lắp đặt hệ thống radar phòng thủ đạn đạo siêu nặng nằm cao trên nóc tàu để giúp nó phát huy tối đa phạm vi hoạt động của mình.
Video đang HOT
Theo giới phân tích quân sự, phiên bản phòng thủ tên lửa đạn đạo của tàu LPD-17 có thể sử dụng hệ thống radar dải tần số S, đa diện, dài khoảng 10,5-12 mét. Một hệ thống radar như vậy sẽ có độ phủ sóng rộng hơn cả radar SPY-1 trên các tàu chiến Aegis hiện nay hay hệ thống radar phòng thủ tên lửa tiên tiến (AMDR) dự kiến triển khai trên các khu trục hạm DDG-51 Flight III.
Boong tàu rộng rãi cũng cho phép hải quân Mỹ có thể lắp đặt các vũ khí laser năng lượng cao và các súng điện từ, những vũ khí tối tân được dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong một hoặc hai thập kỷ tới. LPD-17 cũng sẽ có thêm không gian để lắp đặt nhiều ống phóng tên lửa hơn so với khu trục hạm và tuần dương hạm. Theo ước tính, một tàu LPD sẽ có lượng ống phóng tên lửa gấp đôi lượng ống phóng của một tàu tuần dương hạm Aegis.
Vấn đề hiện này là công ty Huntington Ingalls và hải quân Mỹ sẽ phải tìm ra cách để tạo ra nguồn năng lượng đủ mạnh cho vũ khí điện từ và laser, cũng như để làm mát cho hệ thống radar đồ sộ trên tàu. “Các vũ khí uy lực và radar mạnh trên tàu đòi hỏi nguồn năng lượng và thiết bị làm mát lớn. Những yếu cầu này phải được đáp ứng mà làm thay đổi quá lớn thiết kế tàu”, ông Cuccias nói.
Dù đây là lần đầu tiên các quan chức ngành công nghiệp đóng tàu Mỹ lên tiếng xác nhận rằng họ đang xem xét khả năng đóng một tàu phòng thủ tên lửa đạn đạo dựa trên cải tiến khung thân tàu LPD-17.
Theo nhiều nhà phân tích và các quan chức hải quân Mỹ nghỉ hưu, tàu phòng thủ tên lửa có kích cỡ siêu lớn này có thể dùng cho nhiều mục đích như cứu trợ nhân đạo và thiên tai, thực hiện nhiệm vụ chỉ huy và kiểm soát, cũng như chở theo các lực lượng đặc nhiệm và bổ sung hỏa lực cho tàu chiến mặt nước cỡ lớn. Nếu được đóng, đây sẽ là tàu chiến mặt nước lớn nhất của hải quân Mỹ từ sau Thế Chiến II, chuyên gia Majumdar cho biết.
Duy Sơn
Theo VNE
Trung Quốc phát triển vũ khí laser 'chưa từng thấy'
Trung Quốc đang phát triển loại vũ khí laser chưa từng thấy trong thực tế, có chăng chỉ là trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star War).
Trung Quốc được cho đang phát triển vũ khí laser như phim Chiến tranh giữa các vì sao - Ảnh chụp màn hình đài CCTV
Các nguyên mẫu vũ khí sử dụng năng lượng để gây sát thương như súng bắn laser hay súng điện tử railgun cũng được phát triển ở nhiều quốc gia nhưng chỉ trong các phòng thí nghiệm. Ít quốc gia đưa được nó ra khỏi các phòng thí nghiệm để ứng dụng trong thực tế, vì những loại súng này cồng kềnh và nặng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển công nghệ có thể giải quyết được vấn đề này và nếu được chấp thuận của quân đội, vũ khí "Chiến tranh giữa các vì sao" không còn bao lâu sẽ xuất hiện, theo tờ South China Morning Postngày 23.12.
Vấn đề lớn nhất của vũ khí laser chính là hệ thống chứa để phát năng lượng laser. Từng có "hộp đạn laser" to bằng cả chiếc Boeing 747, nặng đến 400 tấn, nhưng chỉ hạ được một mục tiêu là máy bay điều khiển từ xa loại nhỏ. Dự án này sau đó đã bị hủy bỏ vào năm 2012.
Súng laser của Hải quân Mỹ, đặt trên tàu chiến - Ảnh: Hải quân Mỹ
South China Morning Post cho biết một nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Bắc Kinh và Học viện khoa học Trung Quốc vừa công bố một công trình được xem là đột phá về "hộp đạn laser" nhờ phát triển được siêu tụ điện có thế nén 26 kilowatt/kg, tức nhiều gấp 130 lần pin Li-ion, loại pin đang được sử dụng trong các điện thoại di động.
Nhờ đó, súng laser loại Yal-1 mà Trung Quốc đang phát triển có thể nặng khoảng 40 kg so với 10 tấn của vũ khí laser được chế tạo từ công nghệ thông thường.
"Với khối lượng vũ khí giảm đáng kể như thế, việc ứng dụng vũ khí laser sẽ được mở rộng cho các chiến đấu cơ hoặc cả phi thuyền không gian", Zhu Heyuan, một chuyên gia về công nghệ laser của trường đại học Phục Đán (Thượng Hải), nhận định. Theo giáo sư này, vũ khí "Chiến tranh giữa các vì sao" sẽ không còn quá xa đối với loài người.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Chiến đấu cơ Mỹ sẽ trang bị súng laser vào 5 năm tới Trong khi tàu chiến Mỹ đã được trang bị súng điện từ, Không quân nước này dự kiến sẽ có vũ khí laser cho riêng mình vào năm 2020, theo trang tin công nghệ Ars Technica (Mỹ). Mô hình hệ thống vũ khí laser HELLADS do Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ và tập đoàn General...