Mỹ tính đề nghị Nhật, Hàn cho triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung
Mỹ sẽ đề nghị các đồng minh thân cận nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cho phép triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung sau khi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đổ vỡ.
Tên lửa Patriot của Mỹ khai hoả trong một cuộc tập trận. Ảnh: Reuters
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson ngày 13-8 thông báo Washington sẽ sớm tham vấn các đồng minh châu Á nhằm thúc đẩy kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung đến khu vực này, theo AP.
Các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia được xem là các ứng cử viên hàng đầu cho việc triển khai tên lửa tầm trung sau khi Mỹ chính thức rút khỏi INF. “Quyết định sẽ do lãnh đạo chính phủ các nước (đồng minh của Mỹ) đưa ra”, bà Thompson nói thêm.
Hôm đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói rằng Washington muốn triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung tại châu Á càng sớm càng tốt, có thể là trong vài tháng, để bảo vệ đồng minh châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tuần trước, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton thông báo kế hoạch triển khai tên lửa ở châu Á không ngoài mục đích phòng ngừa trước việc Trung Quốc đang tích lũy lượng vũ khí lớn, đặt Mỹ và các căn cứ quân sự của nước này ở khu vực vào tầm bắn.
Đáp lại tuyên bố của Mỹ, Trung Quốc cảnh báo họ sẽ không ngồi yên và có biện pháp trả đũa tương xứng nếu tên lửa tầm trung được Mỹ triển khai tới khu vực.
INF, do Mỹ và Liên Xô (nay là Nga) kí năm 1987, cấm hai bên sản xuất, lưu trữ và triển khai mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 – 5.500 km. Mỹ một mặt cho rằng INF nay đã lỗi thời vì không có Trung Quốc là một thành viên, mặt khác cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước và chính thức rút khỏi thoả thuận này hôm 2-8.
Thiện Nhân
Theo cand.com.vn
Anh 'tố' Nga triển khai bí mật hệ thống tên lửa nhắm vào châu Âu
Moscow và Washington mới đây đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Anh cho rằng chính Moscow là bên có lỗi trong việc phá vỡ thỏa thuận này.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab.
"Nga đã gây ra sự sụp đổ của Hiệp ước INF do việc phát triển và triển khai bí mật hệ thống tên lửa vi phạm thỏa thuận, có thể nhắm vào các thủ đô của châu Âu", hãng tin Daily Mail ngày 4/8 dẫn lời Ngoại trưởng Anh Dominic Raab.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 2/8 tuyên bố Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF. Trong thông báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố "việc loại bỏ các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã bị hủy bỏ theo mong muốn của phía Hoa Kỳ".
Trước đó, Washington cáo buộc Moscow đã từ chối thực hiện tối hậu thư của Mỹ về việc yêu cầu tiêu hủy hoàn toàn các tên lửa hành trình 9M729 - loại tên lửa mà theo khẳng định của Mỹ và các đồng minh NATO là vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF.
Đáp lại, Moscow bác bỏ cáo buộc trên, khẳng định rằng đặc tính kỹ thuật của tên lửa 9M729 hoàn toàn nằm trong các thông số được hiệp ước cho phép, và đồng thời bác bỏ yêu cầu của Mỹ.
Hãng tin RIA Novosti mới đây dẫn nguồn tin từ truyền thông Mỹ cho biết một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ lập tức tiến hành thử tên lửa tầm trung ở châu Âu trong vài tuần tới, ngay sau khi Hiệp ước INF vừa chính thức bị hủy bỏ.
RIA Novosti dự đoán nhiều khả năng tên lửa được thử nghiệm lần này là một biến thể của tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản trên bộ. Tên lửa có khả năng bắn đa đầu đạn, được gắn trên một bệ phóng di động.
Nguồn tin từ quan chức Lầu Năm Góc không nói rõ Mỹ sẽ thử nghiệm tên lửa mới tại căn cứ quân sự của quốc gia nào tại châu Âu. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc bắn thử tên lửa tại châu lục này được đánh giá là phép thử với sức chịu đựng của Nga và thăm dò cách Nga sẽ đáp trả.
Minh Đăng
Theo VNF/Daily Mail
Mỹ nóng mặt vì Nga trưng vũ khí kì diệu Tờ báo Mỹ cho rằng Nga "xào xáo" những dự án vũ khí cũ, sử dụng những "lời đường mật" và ca ngợi "quá lời" như với trường hợp của S-400. Mỹ cố dìm những "vũ khí kỳ diệu" của Nga Tờ New York Times của Mỹ cho rằng nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin đã công khai thực hiện cuộc cải...