Mỹ tìm kiếm giải pháp khắc phụccác vấn đề của chuỗi cung ứng
Bộ trưởng Giao thông vận tải Mỹ Pete Buttigieg đang tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng, từ việc tắc nghẽn các cảng cho đến tình trạng thiếu lái xe.
Container hàng hóa được xếp tại cảng Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành một sắc lệnh hành pháp hồi tháng Hai về các vấn đề của chuỗi cung ứng.
Hồi tháng Sáu, Nhà Trắng đã thành lập Lực lượng đặc trách về chuỗi cung ứng, do ông Buttigieg và các Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp đứng đầu, nhằm hợp lực giải quyết các thách thức trong chuỗi cung ứng, nhận diện các vấn đề cũng như tìm kiếm các giải pháp.
Ngày 15/7, ông Buttigieg đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về tình trạng tắc nghẽn tại các cảng ở Los Angeles và Long Beach, với sự tham dự của Chủ tịch Ủy ban Hàng hải Liên bang, Thị trưởng Los Angeles, Eric Garcetti và các quan chức cấp cao khác để tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại các cảng.
Video đang HOT
Ông Buttigieg nói, để nền kinh tế Mỹ phục hồi hoàn toàn, chuỗi cung ứng cần được vận hành trơn tru và không xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Gần 40% trong toàn bộ số hàng hóa xuất, nhâp khẩu của Mỹ là qua các cảng ở Los Angeles và Long Beach.
Cơ quan giao thông bang California ngày 15/7 cho biết sẽ tổ chức một diễn đàn vào tháng Chín tới để đánh giá các giải pháp cải thiện hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Tuần trước, ông Buttigieg và Bộ trưởng Lao động Marty Walsh đã có cuộc họp với các tổ chức lao động và ngành vận tải đường bộ để thảo luận về việc tuyển dụng và giữ chân các lái xe.
Bộ Lao động cho biết tỷ lệ thôi việc của người lao động là trên 90% đối với các công ty vận tải đường dài lớn. Tình trạng lái xe thôi việc, cùng với tác động của đại dịch, đã góp phần gây ra những gián đoạn của chuỗi cung ứng.
Hiệp hội vận tải đường bộ Mỹ cho biết các dự báo cho thấy ngành này cần tuyển dụng khoảng 1,1 triệu lái xe mới trong thập niên tới, hay trung bình gần 110.000 lái xe mỗi năm, để đáp ứng nhu cầu vận tải đang gia tăng.
Biden cân nhắc 'gương mặt mới' làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc
Biden cân nhắc chọn Pete Buttigieg, một cựu thị trưởng, làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, thay đổi truyền thống chọn các chính trị gia lão luyện cho vị trí này.
Tổng thống đắc cử Biden cân nhắc lựa chọn này sau khi Buttigieg, 38 tuổi, cựu thị trưởng South Bend, Indiana, nói ưu tiên hàng đầu của ông là các vị trí đối ngoại hoặc an ninh quốc gia, Axios ngày 8/12 dẫn hai nguồn am hiểu vấn đề cho biết.
Buttigieg tại cuộc vận động tranh cử ở Creston, Iowa ngày 25/11/2019. Ảnh: Reuters.
Buttigieg thường được Biden so sánh với người con trai quá cố Beau. Ông đóng vai trò quan trọng giúp Biden nhận được đề cử là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Lựa chọn của Biden sẽ giúp thúc đẩy sự nghiệp chính trị của Buttigieg. Rất nhiều thành viên đảng Dân chủ tin Buttigieg trở thành ứng viên tổng thống chỉ còn là vấn đề thời gian.
Buttigieg từng thu hút được rất nhiều nhà tài trợ và trở thành ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ông giành được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bỏ phiếu lựa chọn ứng viên tổng thống của đảng này ở Iowa nhưng sau đó tuyên bố ngừng tranh cử để dồn phiếu ủng hộ cho Biden.
Biden gặp khó khăn khi lựa chọn vị trí cho Buttigieg trong nội các. Tổng thống đắc cử thường ưu tiên những vị trí cấp cao cho phụ nữ và người da màu.
Buttigieg, một cựu chiến binh tại Afghanistan, từng được cân nhắc vào ghế Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh hoặc một số vị trí phụ trách các vấn đề nội địa như Bộ Thương mại hoặc Bộ Giao thông. Tuy nhiên, ông nói với nhóm chuyển giao quyền lực rằng quan tâm hàng đầu của ông là đối ngoại hoặc an ninh quốc gia.
Vị trí Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc thường dành cho các chính trị gia lão luyện đang ở giữa hoặc cuối sự nghiệp để thể hiện tầm quan trọng trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Lựa chọn của Biden có thể đảo ngược truyền thống này và giúp Trung Quốc có cơ hội hiểu rõ hơn về Buttigieg, người có thể trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai. Điều này từng xảy ra hồi năm 1974, khi Tổng thống Ford lựa chọn George H.W. Bush làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.
NABE: Năm 2021, kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng mạnh nhất trong gần bốn thập niên Các nhà kinh tế doanh nghiệp Mỹ đang lạc quan hơn nhiều về triển vọng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2021, với đa số dự đoán rằng việc đẩy mạnh các chương trình tiêm chủng tăng, số việc làm tăng mạnh hơn và viện trợ chính phủ nhiều hơn nữa sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt tốc độ...