Mỹ tìm kiếm đàm phán với Triều Tiên để giảm nguy cơ xung đột
Ngày 5/3, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) của Mỹ cho biết nước này đang tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên, bao gồm cả việc giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột bất ngờ trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu của Washington về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo này vẫn không thay đổi.
Triều Tiên phóng tên lửa đất đối hải Padasuri-6 ngày 14/2/2024. Ảnh: KCNA/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng tin Yonhap, người phát ngôn trên nhấn mạnh: “Lập trường của chúng tôi về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên không thay đổi”. Quan chức này nói thêm: “Trong khi nỗ lực hướng tới mục tiêu này, chúng tôi mong muốn có một số cuộc thảo luận có giá trị với Triều Tiên, bao gồm cả việc giảm nguy cơ xung đột quân sự bất ngờ”.
Người phát ngôn cũng cho biết Mỹ khuyến khích Triều Tiên quay trở lại “các cuộc thảo luận thực chất nhằm xác định các cách quản lý rủi ro quân sự và tạo ra hòa bình lâu dài” trên Bán đảo Triều Tiên.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Giám đốc cấp cao của NSC khu vực Đông Á và châu Đại Dương, bà Mira Rapp-Hooper trong tuần này thông báo rằng Washington sẽ xem xét “các bước tạm thời” trên con đường hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố này làm dấy lên suy đoán về khả năng thay đổi chính sách của Mỹ.
Trong thuật ngữ đàm phán với Triều Tiên, “các bước tạm thời” thường liên quan đến các biện pháp như việc Bình Nhưỡng dừng phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các trừng phạt, hoặc các biện pháp khác nhằm khuyến khích các nỗ lực phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh phi hạt nhân hóa hoàn toàn là “mục tiêu chung” của Chính phủ Hàn Quốc và Mỹ. Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn bộ trên, ông Lim Soo Suk cho biết bình luận của quan chức Mỹ về “các bước đi tạm thời” nhằm cùng mục đích với “sáng kiến táo bạo” của Chính phủ Hàn Quốc.
Vào tháng 8/2022, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã công bố sáng kiến táo bạo nhằm giúp Triều Tiên cải thiện nền kinh tế để đổi lấy các bước phi hạt nhân hóa. Ông Lim Soo Suk nhấn mạnh: “Nếu Triều Tiên sẵn lòng dỡ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của họ thì đương nhiên các biện pháp này sẽ được thực hiện theo từng bước”.
Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Seoul và Washington đã bắt đầu một cuộc tập trận chung lớn từ ngày 4/3. Các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều đã bị đình trệ kể từ tháng 2/2019.
Hàn Quốc, Nhật Bản tham vấn về không phổ biến vũ khí hạt nhân
Theo hãng tin Yonhap, ngày 16/2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo các quan chức nước này và Nhật Bản đã tổ chức cuộc tham vấn về giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, thảo luận cách thức giải quyết các mối đe dọa quân sự tiềm tàng.
Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) "Hwasong Gun 17" của Triều Tiên ngày 18/11/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo trên nêu rõ Vụ trưởng Vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân và lập kế hoạch ngoại giao của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Youn Jong-kwon đã gặp người đồng cấp Nhật Bản Katsuro Kitagawa tại thủ đô Tokyo.
Hai bên đã chia sẻ quan ngại về các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên, cũng như hoạt động buôn bán vũ khí mà hai nước này cho là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ). Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác ở nhiều cấp độ đa phương, trong đó có LHQ.
Mỹ, Nga mâu thuẫn về vấn đề vũ khí Triều Tiên và tên lửa Patriot ở Ukraine Mỹ cáo buộc Nga đã bắn ít nhất 9 tên lửa do Triều Tiên cung cấp vào Ukraine, trong khi Nga coi Mỹ là "đồng phạm trực tiếp" trong vụ máy bay quân sự của Nga bị rơi vào tháng trước. Quang cảnh phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ ở New York, Mỹ ngày 12/1/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo hãng tin Reuters ngày...