Mỹ tìm cách phát hiện thử nghiệm hạt nhân bí mật
Mỹ đang tìm mọi cách để có thể phát hiện ra các vụ thử nghiệm hạt nhân, bao gồm cả các vụ thử nghiệm hạt nhân công suất nhỏ.
Trong Chiến tranh lạnh, sức mạnh của các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân thường lên tới hàng chục và hàng trăm kiloton đến megatons, tuy nhiên ngày nay nhiều nước trên thế giới đã tiến hành thử nghiệm loại vũ khí hạt nhân với công suất nhỏ, rất khó phát hiện. Các trạm giám sát địa chấn trên thế giới, đặc biệt là của Mỹ cũng đang gặp khó khăn về vấn đề này.
Các vụ thử nghiệm hạt nhân công suất nhỏ đang khiến Mỹ bận tâm.
Hiện tại, hầu như không có nước nào tiến hành các thử nghiệm vũ khí hạt nhân quy mô lớn, tuy nhiên các cuộc thử nghiệm hạt nhân công suất nhỏ thường được thực hiện và rất khó phát hiện và phân loại.
Nếu có địa chấn xảy ra, các nhà khoa học Mỹ với hơn chục trạm giám sát địa chấn sẽ chỉ chuẩn đoán nước đôi đó là cuộc thử nghiệm hạt nhân hay là một cuộc thử nghiệm nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp không có địa chấn hoặc địa chấn không mạnh, Hoa Kỳ cũng không thể kết luận được liệu đó có phải là một cuộc thử nghiệm hạt nhân không.
Video đang HOT
Vì vậy, Hoa Kỳ đã bắt đầu phát triển các model máy tính tiên tiến hơn để theo dõi các thử nghiệm hạt nhân. Những model này sẽ có khả năng ghi lại dữ liệu của tất cả địa chấn cần thiết bằng các cảm biến.
Hiện tại, tại các phòng thí nghiệm an ninh quốc gia Hoa Kỳ, các nhân viên kỹ thuật đang nghiên cứu tất cả các vụ nổ dưới lòng đất, tuy nhiên rất khó để phát hiện ra đó là vụ thử nghiệm hạt nhân. Bề mặt trái đất rung chuyển mỗi ngày hàng ngàn lần trên khắp thế giới và sự khác biệt giữa trận động đất tự nhiên và hạt nhân là không đáng kể.
“Khi đánh giá một dữ liệu, chúng tôi phải đối mặt với một số lượng lớn các thông tin chưa biết, chúng kết hợp lại với nhau tạo thành hỗn tạp. Vì vậy, chúng ta cần có khả năng đánh giá riêng các yếu tố không liên quan đến vụ thử hạt nhân, nếu được như vậy chúng ta có thể đánh giá tốt hơn”, tờ Defense News viết.
Gần đây, một số phòng thí nghiệm của Cơ quan an toàn hạt nhân quốc gia Hoa Kỳ (NNSA), bao gồm Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, đã tham gia các thí nghiệm phân tích vụ nổ ngầm của đạn dược thông thường để tăng cường khả năng phát hiện vụ nổ hạt nhân.
Thí nghiệm đã sử dụng chất nổ chôn dưới lòng đất ở sa mạc Nevada để tạo ra tín hiệu địa chấn và âm thanh tương tự như phát ra từ vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất, cho phép các nhà khoa học Mỹ hiểu rõ hơn về cách tín hiệu truyền qua bề mặt trái đất.
Điều này đã cho phép các chuyên gia ở Hoa Kỳ hiểu biết hơn về cách cải thiện bộ máy tính toán và các model máy tính mới. Hoa Kỳ hy vọng rằng, với các thiết bị mới, nước này có thể tự tin đánh giá tọa độ và đặc điểm của các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất.
Trước đó, vào giữa tháng 4/2020, Mỹ đã cáo buộc Nga tiến hành các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Mỹ đã tuyên bố rằng,Nga đang tiến hành các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và điều này vi phạm các lệnh cấm, các điều khoản của Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện.
Nga bắt đại tá, đại úy hải quân Mỹ gần nơi xảy ra vụ nổ tên lửa hạt nhân
3 tùy viên quân sự Mỹ bị bắt ở gần khu thử nghiệm quân sự tuyệt mật, nơi xảy ra vụ nổ bí ẩn hồi tháng 8 gây rò rỉ phóng xạ.
3 tùy viên quân sự Mỹ bị bắt khi đang ngồi trên tàu đến thị trấn xảy ra rò rỉ phóng xạ ở Nga.
Theo Daily Star, 3 người này bị bắt khi đang ở trên chuyến tàu từ thị trấn Nyonoksa đến thành phố Severodvisnk cách đây 2 ngày. Phía Nga nói 3 tùy viên quân sự Mỹ đã vi phạm quy định khi ở Nga. Đó là không được phép xâm nhập vào khu vực cấm nếu không được cho phép.
Nguồn tin trên báo Nga nói các tùy viên quân sự này sau đó được trả tự do. Nga cũng công bố danh tính 3 người này bao gồm đại úy hải quân William Whitsitt Curtis, tùy viên quân sự Gerry Arriola Anthony và đại tá DS Dann.
Bộ Ngoại giao Nga nói 3 tùy viên quân sự Mỹ nói tên thành phố muốn đến là một địa điểm khác, trong khi đang trên đường tới Severodvisnk. Đây là nơi xảy ra vụ nổ tên lửa hành trình tối mật Burevestnik của Nga, gây rò rỉ phóng xạ.
"Họ nói muốn tới Arkhangelsk nhưng cuối cùng lại trên đường đến Severodvinsk", Bộ Ngoại giao Nga nói trong một thông cáo. "Có lẽ họ bị lạc. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Đại sứ quán Mỹ bản đồ nước Nga", thông cáo nói thêm.
Tuần trước, giới chức Mỹ nói tên lửa hành trình hạt nhân Nga nằm dưới đáy biển Barrent sau vụ thử tên lửa thất bại. Phía Nga cố gắng trục vớt tên lửa và vụ nổ xảy ra vào tháng 8.
Ít nhất 5 người thiệt mạng trong sự cố trên, trong đó có một người "bị nhiễm phóng xạ gấp 1.000 lần", theo Daily Star. Quan chức Nga khẳng định vùng biển nơi xảy ra vụ nổ không bị ô nhiễm phóng xạ và an toàn.
Burevestnik là mẫu tên lửa hành trình tối mật của Nga với khả năng bay trên bầu trời không giới hạn vì sử đụng động cơ hạt nhân.
Theo danviet
Vắc xin Covid-19 chuyển sang giai đoạn thử nghiệm thứ hai trên cơ thể người Một trong hai công ty đầu tiên tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người đối với vắc xin ngừa virus corona mới đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm 1, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2 với quy mô lớn hơn. Trên thế giới hiện có hơn 70 vắc xin ứng viên ngừa virus corona mới đang được nhiều nước phối...