Mỹ tìm cách ngăn IS trỗi dậy và quyết không để Syria bị chia cắt
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 9/12 tuyên bố Washington quyết tâm ngăn chặn tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tái lập nơi trú ẩn an toàn ở Syria, cũng như nguy cơ quốc gia Trung Đông này bị chia cắt.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong một sự kiện tại Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Blinken nhận định “IS sẽ cố gắng lợi dụng giai đoạn hiện nay để tái lập năng lực của chúng, hòng tạo ra nơi trú ẩn an toàn”, song “những cuộc tấn công chính xác” của quân đội Mỹ hồi cuối tuần qua đã minh chứng cho “quyết tâm không để kịch bản đó xảy ra”.
Đáng chú ý, Ngoại trưởng Blinken cũng khẳng định Mỹ có một loạt lợi ích “rõ ràng” ở Syria, trong đó có quyết tâm giữ cho quốc gia Trung Đông này thống nhất. Theo ông, Washington sẽ “làm những gì có thể để tránh sự chia cắt ở Syria”, ngăn chặn “làn sóng di cư hàng loạt từ Syria” cũng như nguy cơ “xuất khẩu chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”.
* Trong một động thái khác, các nhà ngoại giao Qatar cùng ngày đã khởi động kênh liên lạc với nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), sau chiến dịch tấn công chớp nhoáng của phe nổi dậy Syria khiến chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Video đang HOT
Một quan chức Qatar tiết lộ Doha có kế hoạch tiếp xúc với nhà lãnh đạo Mohammed Al-Bashir của HTS. Ông Bashir – người đứng đầu “Chính phủ cứu nguy” của lực lượng nổi dậy – được cho là ứng cử viên có nhiều khả năng nhất cho chức Thủ tướng Syria trong chính quyền chuyển tiếp thời “hậu Assad”.
Trọng tâm trong cuộc tiếp xúc của phía Qatar là nhấn mạnh “yêu cầu đối với HTS và các nhóm khác về việc duy trì sự bình yên và bảo vệ các thể chế công cộng của Syria trong thời kỳ chuyển tiếp”.
Các nước trong khu vực đang cố gắng thiết lập những mối liên hệ mới với HTS và các nhóm nổi dậy khác đã tham gia chiến dịch tấn công chớp nhoáng từ ngày 27/11 giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria, dẫn đến bước ngoặt thay đổi cục diện trên chính trường Syria.
* Cũng trong ngày 9/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ Pierre-Alain Elchinger tuyên bố Bern sẵn sàng đóng vai trò trung gian nếu các bên ở Syria đưa ra lời đề nghị.
Phát biểu trước báo giới, ông Elchinger nêu rõ: “Thụy Sĩ sẵn sàng cung cấp các cơ sở tốt nhất của mình nếu các bên liên quan (ở Syria) đưa ra lời đề nghị. Thụy Sĩ kêu gọi tất cả các bên tham gia đối thoại và chuyển tiếp hòa bình”.
Trước đó, trên mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ xác nhận đang theo dõi sát sao tình hình ở Syria, đồng thời ghi nhận có khoảng 60 công dân nước này đang sinh sống ở quốc gia Trung Đông.
Hiện Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ chưa nhận được bất cứ yêu cầu hỗ trợ nào, trong khi đường dây nóng của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Syria cũng đang được duy trì.
Căng thẳng tại Trung Đông: Mỹ hối thúc công dân rời Syria
Trước tình hình bất ổn tại Syria, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/12 khuyến cáo công dân nhanh chóng rời khỏi quốc gia Trung Đông này khi các chuyến bay thương mại vẫn đang hoạt động.
Khói bốc lên do giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong cảnh báo an ninh được đăng tải trên mạng xã hội, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ tình hình an ninh tại Syria tiếp tục bất ổn và khó lường khi liên tiếp xảy ra các cuộc đụng độ giữa các nhóm vũ trang trên khắp cả nước này. Do đó, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi công dân nhanh chóng rời Syria.
Cùng ngày, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi bảo vệ dân thường và cộng đồng thiểu số ở Syria, khi các nhóm phiến quân liên tục mở các chiến dịch tấn công và chiếm quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ từ tay lực lượng Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Blinken đã thảo luận về vấn đề cấp thiết giải quyết xung đột bằng biện pháp chính trị.
Trong khi đó, kết thúc cuộc họp bộ trưởng ngoại giao 3 nước Iran, Iraq và Syria ngày 6/12 tại Baghdad (Iraq), tuyên bố chung bày tỏ lo ngại tình hình an ninh bất ổn tại Syria đang tạo ra mối nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực. Tuyên bố nhấn mạnh các nước cần phối hợp, hợp tác và tham vấn ngoại giao để kiểm chế rủi ro leo thang. Tuyên bố kêu gọi các nước Arập, khu vực và quốc tế hành động để có được giải pháp hòa bình cho những thách thức mà Syria và khu vực đang phải đối mặt.
Trước đó, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cam kết cung cấp cho Chính phủ của Tổng thống Assad bất kỳ sự hỗ trợ nào cần thiết để giải quyết cuộc tiến công của quân nổi dậy. Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein cho biết lực lượng an ninh của nước này đang trong tình trạng báo động cao.
Tại Syria, sáng 7/12, các nhóm phiến quân tại nước này tuyên bố đã chiếm quyền kiểm soát thành phố Daraa và Homs. Tuy nhiên, quân đội Syria và Chính phủ của Tổng thống Assad chưa xác nhận thông tin trên.
Theo tin mới nhất do quân đội Syria cung cấp, trong tuần này, các binh sĩ chính phủ đã tái bố trí ở ngoại ô thành phố Aleppo và Hama chờ thời cơ phản công khi lực lượng phiến quân chiếm quyền kiểm soát tại 2 thành phố này. Hiện hàng nghìn người dân đã kéo nhau rời khỏi Daraa, trong khi quân chính phủ Syria với sự yểm trợ của quân đội Nga vẫn đang giao tranh với phiến quân tại Homs.
Daraa có tầm quan trọng mang tính biểu tượng vì là cái nôi của cuộc nổi dậy năm 2011. Đây là thủ phủ của một tỉnh có khoảng 1 triệu người, giáp biên giới với Jordan. Trong khi đó, thành phố Homs là ngã tư quan trọng giữa thủ đô Damacus và bờ biển Địa Trung Hải.
Trung Quốc, Iran và Cuba khẳng định người dân Syria quyết định tương lai đất nước Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/12 kêu gọi khôi phục ổn định và trật tự ở Syria, đồng thời hối thúc tất cả các bên liên quan ở quốc gia Trung Đông này tìm kiếm giải pháp chính trị càng sớm càng tốt để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực. Người dân tại một khu chợ ở thành phố Hama,...