Mỹ tiết lộ đòn trừng phạt khiến Nga không thể sản xuất thêm xe tăng
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden hôm 9/5 cho rằng một số lệnh kiểm soát xuất khẩu có thể gây tổn thất cho quân đội Nga trong tương lai gần.
Phương Tây đã áp một loạt lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga, trong đó có cam kết vào cuối tuần trước rằng các quốc gia G7 sẽ giảm phụ thuộc vào dầu mỏ của Moscow. Tuy nhiên, có một lệnh trừng phạt, được gọi là kiểm soát xuất khẩu, mặc dù ít được chú ý hơn so với những lệnh trừng phạt mạnh mẽ như thu giữ các du thuyền của giới tài phiệt Nga, nhưng theo một quan chức Mỹ, lại có thể ảnh hưởng tới quân đội Nga trong tương lai gần.
Các lệnh kiểm soát xuất khẩu cấm các công ty cung cấp những sản phẩm quan trọng như chất bán dẫn cho Nga với mục tiêu dần bóp nghẹt nền kinh tế Nga. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden nhận định hôm 9/5 rằng một số lệnh kiểm soát xuất khẩu thậm chí có thể gây tổn thất cho quân đội Nga trong tương lai gần.
“Do lệnh kiểm soát xuất khẩu mà chúng tôi thực hiện, 2 nhà sản xuất xe tăng của Nga hiện không còn hoạt động nữa. Nga hiện có ít xe tăng hơn nhiều so với thời điểm họ bắt đầu cuộc chiến và họ không thể sản xuất thêm xe tăng bởi các lệnh trừng phạt mà chúng tôi áp đặt”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nhận định.
Video đang HOT
Nhà Trắng cho biết các biện pháp kiểm soát đã khiến 2 nhà máy xe tăng lớn của Nga là Tập đoàn Uralvagonzavod và Nhà máy Chelyabinsk Tractor dừng hoạt động do thiếu các nguyên liệu nước ngoài.
Cùng thời điểm EU cũng có những biện pháp kiểm soát mới đối với các mặt hàng như hóa chất. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden cuối tuần trước cho biết, những nỗ lực kiểm soát xuất khẩu đã bắt đầu được thực hiện đối với những sản phẩm chuyên môn hóa như chip điện tử và “hiện nay, chúng tôi đang mở rộng sang những sản phẩm công nghiệp khác có tác động tương tự đối với khả năng thực hiện các tham vọng chiến tranh của Nga”.
Các động thái đối với việc kiểm soát xuất khẩu diễn ra như một phần trong một loạt biện pháp mới nhằm chống lại Nga được thông báo hôm 8/5, trong đó có các lệnh trừng phạt với các cá nhân và doanh nghiệp Nga, cũng như nỗ lực của các nước G7 nhằm hạn chế nhập khẩu dầu của Nga. Bộ Thương mại Mỹ cũng thông báo ngày 9/5 rằng Mỹ sẽ tạm thời dừng áp thuế với thép của Ukraine trong 1 năm.
Trong khi đó, ngày 10/5, Bộ trưởng phụ trách Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết việc EU thông báo lệnh cấm vận dầu mỏ Nga sẽ diễn ra trong một vài ngày nữa. Quan chức này cũng bày tỏ hy vọng, những nghi ngại của Hungary về vấn đề trên sẽ được giải quyết sớm nhất có thể./.
Tổng thống Biden đề xuất quốc hội chi 33 tỉ USD để viện trợ Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28.4 đã đề xuất quốc hội cấp 33 tỉ USD và thông qua các công cụ pháp lý mới để Washington hỗ trợ Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 28.4. Ảnh REUTERS
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28.4 thông báo ông đã ký đề xuất yêu cầu quốc hội phê duyệt việc chi 33 tỉ USD để hỗ trợ Ukraine.
Trong đó, hơn 20 tỉ USD sẽ được chi cho vũ khí, đạn dược và các gói hỗ trợ quân sự khác. 8,5 tỉ USD sẽ được dùng để hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho chính phủ Ukraine và 3 tỉ USD được Washington dùng để viện trợ nhân đạo và an ninh lương thực.
Tổng thống Biden nói đề xuất này là rất quan trọng đối với sự ổn định toàn cầu. Ông cũng kêu gọi quốc hội thông qua khoản chi này "càng nhanh càng tốt".
"Chúng tôi cần số tiền này để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến giành tự do. Cái giá phải trả cho cuộc chiến này không hề rẻ, nhưng việc nhượng bộ các hành động hung hăng sẽ còn gây tốn kém hơn", Tổng thống Biden phát biểu tại Nhà Trắng.
CNN đưa tin ông Biden cũng nhắc lại rằng ông sẽ không đưa quân đội Mỹ tới Ukraine. Nhà lãnh đạo này cũng nói rằng Mỹ "không tấn công Nga" mà thay vào đó là "giúp Ukraine tự vệ".
Trong đề xuất, Tổng thống Biden cũng tìm cách tịch thu nhiều tài sản của các tài phiệt Nga hơn để chi trả cho cuộc xung đột. Theo đó, ông Biden đề nghị các nghị sĩ cấp thêm quyền hạn cho chính quyền Mỹ. Nhờ đó, các quan chức Mỹ có thể thu giữ nhiều tài sản của các nhà tài phiệt Nga hơn rồi chuyển số tiền đó cho Ukraine.
Các biện pháp này là nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập và cấm vận Nga cũng như giúp Kyiv phục hồi sau xung đột.
Theo đề xuất, 33 tỉ USD là toàn bộ số tiền mà các quan chức Mỹ sẽ cần cho đến tháng 9, thời điểm kết thúc năm tài chính.
Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã lên tới 3 tỉ USD. Chính quyền Tổng thống Biden cho biết Mỹ và các đồng minh châu Âu đã phong tỏa số tài sản trị giá 30 tỉ USD của những người giàu có quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Số tài sản này bao gồm du thuyền, trực thăng, bất động sản và tác phẩm nghệ thuật.
Chuyên gia quốc tế: Quân đội Nga mắc sai lầm trong tác chiến trên chiến trường Ukraine Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã bước sang tháng thứ 3. Nhân dịp này, giới chuyên gia quân sự quốc tế đã nhìn lại những "sai lầm" của quân đội Nga trong thời gian qua. Giới chuyên gia cho rằng, dù Nga ban đầu mở cuộc tiến công trên nhiều mặt trận, họ đã không thể giành được thế thượng phong ở...