Mỹ tiếp tục tập trận chung với Hàn Quốc bất chấp đe dọa từ Triều Tiên
Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby tuyên bố “sẽ không có bất kỳ thay đổi nào” với hoạt động huấn luyện chung giữa hai nước đồng minh, bất chấp các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Trực thăng tấn công Apache của Mỹ cất cánh từ căn cứ Humphreys ở Pyeongtaek (Hàn Quốc), tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn ngày 13/3/2023. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Theo hãng tin Yonhap, ngày 14/3, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby tuyên bố nước này và Hàn Quốc sẽ vẫn tiến hành các cuộc tập trận chung, bất chấp các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Trả lời phỏng vấn của báo giới qua điện thoại, người phát ngôn John Kirby khẳng định “sẽ không có bất kỳ thay đổi nào” đối với hoạt động huấn luyện chung giữa hai nước đồng minh.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận và huấn luyện chung với Mỹ theo đúng kế hoạch.
Mỹ và Hàn Quốc đưa ra tuyên bố trên sau khi Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ phóng tên lửa.
Video đang HOT
Mới đây nhất, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa tầm trung trong ngày 14/3, chỉ một ngày sau khi Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận thường niên “ Lá chắn Tự do” dự kiến kéo dài 11 ngày.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận này, Lục quân Hàn Quốc ngày 15/3 thông báo hai bên đang tiến hành diễn tập vượt sông ở một khu vực biên giới.
Theo thông báo, các nội dung diễn tập xoay quanh mục tiêu đảm bảo khả năng phối hợp khí tài vượt sông và thiết lập các phương pháp tác chiến tận dụng những thiết bị quân sự chung.
Triều Tiên coi các cuộc tập trận chung của Hàn Quốc và Mỹ là hoạt động “diễn tập chiến tranh và xâm lược,” đồng thời cảnh báo sẽ có “hành động mạnh mẽ” đáp trả.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng định các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn là hoạt động “thường lệ” và “hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.”
Người phát ngôn này nhấn mạnh “cam kết vững chắc” của Mỹ đối với an ninh của các đồng minh, trong đó có Hàn Quốc và Nhật Bản.
Dự báo xung đột Nga - Ukraine còn kéo dài, Mỹ gửi thêm vũ khí hạng nặng cho Kiev
Trước dự báo tình hình xung đột Ukraine còn kéo dài, chính quyền Mỹ hôm 6/1 đã công bố một gói viện trợ khác trị giá hơn 3 tỷ USD cho Ukraine.
Một tòa nhà bị hư hại vì trúng đạn pháo ở miền Đông Ukraine. Ảnh: AP
Ông John Kirby, Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine có thể tiếp diễn nhiều tháng nữa.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Kirby nói: "Chúng tôi chắc chắn trong vài tháng tới rằng người Nga sẽ không giơ tay đầu hàng. Họ vẫn tiếp tục tấn công ở Ukraine". Theo quan chức trên, các lực lượng Nga sẽ theo đuổi hướng chiến thuật "phòng thủ theo chiều sâu".
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng cuộc xung đột Ukraine đang bước vào giai đoạn quan trọng, và dường như đây chính là lý do cho cam kết mới nhất của Washington về việc gửi thêm vũ khí hạng nặng cho Kiev.
Ngày 6/1, các nhà chức trách Mỹ đã công bố gói viện trợ khác cho Ukraine, trị giá 3,75 tỷ USD, trong đó bao gồm việc cung cấp các phương tiện chiến đấu bộ binh Bradley và pháo tự hành do Mỹ sản xuất.
Gói viện trợ quân sự mới đánh dấu lần thứ 29 Mỹ viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine kể từ tháng 8/2021. Mỹ cũng là quốc gia hỗ trợ quân sự lớn nhất cho Kiev với cam kết hiện tại là 24,37 tỷ USD. Anh đứng thứ hai với 4,4 tỷ USD.
Tình hình dọc theo đường chiến tuyến ở Donbass đã leo thang từ ngày 17/2/2022. Hai nước cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng đã báo cáo về các cuộc oanh tạc quy mô lớn của quân đội Ukraine tại thời điểm đó, làm hư hại cơ sở hạ tầng dân sự và gây thương vong cho dân thường.
Ngày 21/2/2022, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Moskva công nhận chủ quyền độc lập của Donetsk và Lugansk. Nga đã ký các thỏa thuận hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau với các nhà lãnh đạo Donbass.
Để đáp lại lời đề nghị hỗ trợ của những người đứng đầu Donetsk và Lugansk, Tổng thống Putin ngày 24/2/2022 đã quyết định thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, với cáo buộc Kiev không tuân thủ Thoả thuận Hòa bình Minsk được ký kết năm 2014 - 2015.
Kể từ khi xung đột bùng phát đến nay, nhiều vòng đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine đã diễn ra nhưng chưa đạt được bước đột phá nhằm chấm dứt xung đột.
Tổng thống Biden bác lo ngại về khả năng Trung Quốc cấp vũ khí cho Nga Tổng thống Mỹ Joe Biden không cho rằng Trung Quốc sẽ cung cấp vũ khí cho Nga để hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine, nhưng ông khẳng định Washington sẽ đáp trả nếu điều đó xảy ra. Nga cảnh báo Mỹ, NATO và Ukraine về vấn đề liên quan khu vực Transnistria Các nước phản ứng khác nhau trước đề xuất của Trung...