Mỹ tiếp tục mở rộng mạng lưới phòng thủ tên lửa toàn cầu
Tại bài phát biểu ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế, trợ lí Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách về vấn đề kiểm soát vũ khí, Frank Rose cho biết Mỹ sẽ tiếp tục phản đối lời đề nghị của Nga về việc ngừng phát triển và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục chống lại những nỗ lực của Moscow nhằm giới hạn các chương trình phòng thủ quốc phòng của Mỹ, điều có thể làm suy yếu sức mạnh phòng thủ của chúng tôi, của các đồng minh và đối tác”, ông Rose nói vào hôm 7-4.
Ông Rose đã giải thích rằng Mỹ không thể và sẽ không chấp nhận bất kì ràng buộc luật pháp hay sức ép liên quan đến việc ngừng xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa ở nội địa Mỹ hay ở lãnh thổ các nước đồng minh.
Mỹ kiên quyết tự ý phát triển các hệ thống đánh chặn tên lửa trên toàn thế giớ
Video đang HOT
Mỹ đã liên tiếp đề ra các kế hoạch phát triển và triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo sau khi rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) hồi năm 2002.
Hiệp ước ABM, được kí từ năm 1972 giữa Mỹ và Liên-xô, nhằm hạn chế số lượng và các khu vực cả 2 nước được xây dựng các hệ thống phòng không. Cựu đại sứ Mỹ ở Ukraine và chuyên gia về vấn đề kiểm soát vũ khí, Steven Pifer đã nhận định rằng yêu cầu hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa của Moscow là một nỗ lực nhằm hồi sinh lại Hiệp ước ABM.
Nga đã yêu cầu một sự đảm bảo về pháp lí từ Mỹ, rằng các hệ thống phòng không của nước này tại nội địa và nhiều khu vực trên thế giới không được xây dựng nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo chiến lược của Nga.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã có những bước đi quan trọng trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo dọc châu Âu. Theo Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, chương trình này bao gồm việc điều các tàu có lắp đặt hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis đến Địa Trung Hải và lắp đặt các hệ thống đánh chặn Aegis trên đất liền tại Romania và Ba Lan, có kế hoạch hoàn thành vào năm 2017 hoặc 2018.
Vào hôm 7-4, giám đốc Uỷ ban chống phổ biến và kiểm soát vũ khí, thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Mikhail Ulyanov đã gọi việc phát triển tên lửa phòng không của Mỹ là “không có giới hạn” và “đơn phương”, cũng như đe doạ đến an ninh quốc gia Nga.
Theo An Ninh Thủ Đô
"Chuyến thăm Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công"
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov tối 7-4.
Kết thúc chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn Chính phủ Nga, dẫn đầu là Thủ tướng Dmitry Medvedev, 2 nước đã đạt được đồng thuận trong những vấn đề trọng tâm về thiết lập khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU).
Bộ trưởng Denis Manturov cho biết, hai bên dự kiến sẽ ký kết các văn bản quan trọng vào cuối quý 2 năm nay. Việc ký kết này sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa 2 nước gấp 2,5 lần.
Là thành viên trong phái đoàn của chính phủ Nga lần này, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nga, Denis Manturov, cũng là đồng chủ tịch Tổ công tác Việt Nga đã có buổi họp với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Vũ Huy Hoàng. Tại buổi thảo luận, hai bên đã nhất trí trong một loạt vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai quốc gia.
"Chuyến thăm Việt Nam đạt được rất nhiều thành công. Hai bên đều nhận thức được sự cần thiết phải hiện thực hóa tiềm năng trong quan hệ giữa hai quốc gia để tăng cường kim ngạch thương mại" - Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nga Denis Manturov cho biết - "Trong thời gian sắp tới, chúng tôi hi vọng sẽ kết thúc đàm phán và ký kết thỏa thuận giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu và Việt Nam về Khu vực Mậu dịch Tự do. Đây sẽ là một động lực lớn để tăng kim ngạch thương mại và triển khai danh mục các dự án đầu tư đã được thống nhất".
Trong năm 2014, tổng kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam là 3.75 tỷ USD, chưa tương xứng với tiềm năng của hai quốc gia. Lãnh đạo Việt Nam và Nga được giao nhiệm vụ đưa con số này lên mức tối thiểu là 10 tỷ USD vào năm 2020.
Theo Bộ trưởng Nga, con số này không phải là quá lớn nếu xét đến những cơ hội mà Khu vực Mậu dịch Tự do sẽ mang lại. Đặc biệt là phương thức hợp tác mới này sẽ thúc đẩy hợp tác đầu tư và củng cố vị thế kinh tế của các quốc gia thành viên trong liên minh hải quan tại thị trường Đông Nam Á.
Thêm vào đó, các bên đã đạt được đồng thuận về danh mục các dự án đầu tư, bao gồm cung cấp máy bay dân dụng Sukhoi Superjet 100 cho Việt Nam, thành lập nhà máy lắp ráp chung và trung tâm bảo dưỡng ô tô, xe tải, xe buýt được sản xuất tại Nga. Dự án đầy hứa hẹn khác là của các công ty khai khoáng VSMPO - AVISMA (trực thuộc Tập đoàn Rostec) và GeoProMining, khai thác quặng Tian và sản xuất titan xốp và titan dioxít nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Theo An Ninh Thủ Đô
NATO tăng cường sức mạnh lớn nhất từ sau Chiến tranh lạnh Theo lời phát biểu của Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg vào hôm 25-3, thì khối quân sự này đang tiến hành một chiến dịch tăng cường sức mạnh tập thể lớn nhất từ trước đến nay. "Chúng tôi đang thực hiện việc tăng cường sức mạnh tập thể lớn nhất từ sau Chiến tranh lạnh", ông Stoltenberg phát biểu tại Washington vào...