Mỹ tiếp tục bơm thêm 300 triệu USD đạn dược cho Ukraine
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden ngày 12/3 (giờ địa phương) tuyên bố sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới trị giá 300 triệu USD cho Ukraine, gói đầu tiên sau nhiều tháng bất đồng trong Quốc hội về vấn đề này.
Đạn dược cho chiến đấu của Ukraine đang cạn kiệt. Ảnh minh họa của AP.
Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan, khoản viện trợ này được trích từ quỹ tiết kiệm chi phí ngoài dự kiến của Lầu Năm Góc và sẽ được sử dụng cho các loại đạn pháo và đạn dược cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS).
Dù vậy, ông Sullivan cũng cho biết rằng số vũ khí và đạn dược này cũng sẽ chỉ duy trì được trong vài tuần, “không đủ để đáp ứng nhu cầu chiến trường của Ukraine”.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, ông Pat Ryder nói thêm rằng, gói viện trợ này bao gồm tên lửa phòng không và đạn pháo. Việc cung cấp vũ khí cho Ukraine thông qua hợp đồng tiết kiệm của Lầu Năm Góc có thể chỉ là “tình huống xảy ra một lần” và không phải là cách tài trợ bền vững cho Kiev.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ cũng đã xem xét các phương án để tịch thu khoảng 285 tỷ USD tài sản của Nga bị đóng băng vào năm 2022 và sử dụng số tiền này để thanh toán cho vũ khí của Ukraine.
Thông báo này được đưa ra khi lãnh đạo Ba Lan gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng vào cuối ngày 12/3 để bàn về các phương án tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 11/3 cho biết tình hình dọc mặt trận với Nga đang “tốt nhất” trong 3 tháng, với việc quân đội Nga không còn tiến quân sau khi họ chiếm được thành phố Avdiivka phía Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình BFM của Pháp, ông Zelensky cho biết Ukraine đã cải thiện vị thế chiến lược của mình mặc dù thiếu vũ khí, nhưng cho rằng tình hình có thể thay đổi một lần nữa nếu không có nguồn cung mới.
Trước đó, ông cho rằng Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công mới bắt đầu vào cuối tháng 5 hoặc mùa hè. Ngoài ra, Tổng thống Ukraine cũng thông tin cho biết, 31.000 binh sĩ nước này đã thiệt mạng kể từ tháng 2/2022.
Bộ Quốc phòng Đan Mạch ngày 12/3 tuyên bố sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới bao gồm hệ thống pháo Caesar và đạn dược cho Ukraine trị giá khoảng 336,6 triệu USD.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu chuẩn bị đồng ý về khoản bổ sung mới trị giá 5 tỷ euro (5,46 tỷ USD) cho một quỹ dùng để tài trợ quân sự tới Ukraine, tờ Financial Times đưa tin
Mỹ thừa nhận tình trạng thiếu đạn dược
Mỹ đang cạn kiệt đạn dược trong kho vũ khí của chính mình trong bối cảnh cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan. Ảnh: Reuters
Tờ Pravda của Ukraine ngày 17/7 dẫn lời Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden, cho biết Mỹ đang cạn kiệt đạn dược trong kho vũ khí trong bối cảnh viện trợ quân sự cho Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN, ông Sullivan nêu rõ: Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sau khi nhậm chức đã phát hiện ra rằng kho dự trữ đạn 155 mm theo tiêu chuẩn của NATO tương đối thấp.
Theo ông Sullivan, chính quyền Mỹ cũng nhận ra rằng sẽ mất nhiều năm chứ không phải vài tháng để bổ sung nguồn cung đến mức chấp nhận được.
Ngoài ra, như cố vấn của Tổng thống Biden lưu ý, việc tái bổ sung là một nhiệm vụ khó khăn đối với một quốc gia dang viện trợ vũ khí cho Ukraine.
"Tổng thống Biden đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc làm việc nhanh chóng để tăng quy mô khả năng của Mỹ trong việc sản xuất tất cả các loại đạn dược mà chúng tôi có thể cần cho bất kỳ cuộc xung đột nào vào bất kỳ lúc nào. Hàng tháng, chúng tôi đang tăng khả năng cung cấp đạn dược của mình", ông Sullivan nói.
Vào ngày 7/7, Mỹ đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD cho Ukraine, bao gồm các loại đạn thông thường cải tiến lưỡng dụng (DPICM), hay còn gọi là bom chùm. Đến ngày 13/7, Tướng Oleksandr Tarnavskyi của Ukraine cho biết Kiev đã nhận được bom, đạn chùm từ Mỹ. Lầu Năm Góc sau đó cũng xác nhận rằng Mỹ đã chuyển giao bom chùm cho Ukraine.
Pháp tìm đồng minh đưa quân sang Ukraine? Pháp đang kết nối một liên minh các nước cởi mở với vấn đề gửi binh sĩ sang Ukraine, dù nhiều nước phản đối ý tưởng này. Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne (phải) với các Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna (trái) và Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis sau cuộc họp báo chung ở Lithuania hôm 8.3. Ảnh AFP Pháp đang xây dựng một...