Mỹ tiếp tục áp dụng chương trình bảo lãnh người nhập cư
Ngày 29/8, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cho biết chính phủ sẽ tiếp tục phiên bản cập nhật của chương trình bảo lãnh người nhập cư, vốn đã tạm dừng hồi đầu mùa Hè này vì lo ngại gian lận.
Người di cư tại khu vực Mapastepec, bang Chiapas, Mexico, trong hành trình tới Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của bộ trên nêu rõ: “Với những thủ tục mới, DHS sẽ tiếp tục cấp Giấy phép Du lịch nâng cao mới (Advance Travel Authorizations) và sẽ theo dõi chặt chẽ cách thức hoạt động của quy trình mới này trong tương lai”.
Chương trình trên nằm trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm tăng cường “các con đường hợp pháp” vào Mỹ và ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép tại biên giới Mỹ – Mexico. Tuy nhiên, chính sách này bị đảng Cộng hòa chỉ trích là quá dễ dãi.
Chương trình cho phép tối đa 30.000 người vào Mỹ mỗi tháng, từ Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela nếu họ có người bảo lãnh và đáp ứng các điều kiện khác. Người bảo lãnh phải ở Mỹ hợp pháp và có đủ nguồn tài chính để hỗ trợ người mà họ bảo lãnh trong suốt thời gian lưu trú.
Các biện pháp thẩm tra đã được sửa đổi bao gồm việc xem xét kỹ hơn hồ sơ tài chính và lý lịch tư pháp của những người bảo lãnh, thẩm tra bổ sung để xác định hồ sơ gian lận của những người bảo lãnh và tăng cường các phương pháp đánh giá để xác định liệu một người có nộp nhiều hồ sơ bảo lãnh hay không. Bộ phận này cũng sẽ yêu cầu dấu vân tay của những người bảo lãnh đang sinh sống tại Mỹ.
Theo số liệu thống kê của DHS, tính đến ngày 30/6, khoảng 495.000 người từ 4 quốc gia trên đã nhập cảnh Mỹ theo chương trình này, bắt đầu dành cho người Venezuela vào năm 2022 và các quốc tịch khác vào năm 2023.
Nhập cư từ biên giới với Mexico là chủ đề chính trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ giữa ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.
Số người di cư từ Mexico sang Mỹ giảm 50%
Ngày 13/5, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết số lượng người di cư từ Mexico sang Mỹ đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây, đồng thời kêu gọi Washington tài trợ cho các chương trình phát triển nhằm hạn chế dòng người di cư.
Người di cư tại khu vực Mapastepec, bang Chiapas, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo ở thủ đô Mexico City, Tổng thống Obrador cho biết những số liệu gần đây cho thấy số người di cư đã giảm 50% so với cuộc khủng hoảng vào tháng 12/2023, thời điểm lượng người di cư lên tới khoảng 12.000 người/ngày. Kể từ đó đến nay, số lượng người di cư đã ổn định ở mức khoảng 6.000 người/ngày. Ông Lopez Obrador cho rằng mức giảm này là nhờ những nỗ lực hợp tác giữa chính phủ hai nước, trong đó có việc thiết lập các kênh di cư hợp pháp như đơn xin thị thực lao động kỹ thuật số. Theo ông, khoảng 1.500 người di cư đang sử dụng các cơ chế này hằng ngày để vào Mỹ.
Để giải quyết tận gốc vấn đề người di cư, Tổng thống Obrador cho biết chính quyền Mexico đang kêu gọi Mỹ tăng cường viện trợ phát triển, đầu tư vào các quốc gia Trung Mỹ nhằm tạo thêm việc làm và cải thiện điều kiện sống tại những nước này.
Thời gian qua, Tổng thống Obrador đã nhiều lần kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden phân bổ nguồn lực phù hợp để giảm thiểu tình trạng di cư.
Ước tính trong năm 2023, hơn 2,4 triệu người di cư, chủ yếu từ Trung Mỹ, Venezuela đã đổ về biên giới phía Nam nước Mỹ để chạy trốn nghèo đói, bạo lực và thiên tai do biến đổi khí hậu. Cuối tháng 4 vừa qua, Tổng thống Obrador và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã yêu cầu lực lượng chức năng hai nước triển khai các biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng vượt biên trái phép. Hai nhà lãnh đạo cũng cam kết thúc đẩy các sáng kiến để giải quyết tận gốc vấn đề di cư ở Tây Bán cầu, bao gồm các biện pháp cải thiện an ninh và kinh tế.
Mexico giải cứu 63 người di cư trong xe tải Ngày 1/7, Viện Di trú quốc gia Mexico (INM) thông báo cảnh sát nước này đã giải cứu 63 người di cư trái phép được giấu trong thùng một xe tải chở hàng đến khu vực biên giới tiếp giáp Mỹ. Người di cư tại khu vực Mapastepec, bang Chiapas, Mexico, trong hành trình tới Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN...