Mỹ tịch thu lô tóc giả Trung Quốc
Hải quan Mỹ tịch thu lô sản phẩm tóc giả, được cho là do người Hồi giáo trong các trại lao động ở Tân Cương, Trung Quốc, sản xuất.
Số sản phẩm bị thu giữ hôm 1/7 nằm trong lô hàng 13 tấn, trị giá 800.000 USD, do công ty Sản phẩm Tóc Meixin huyện Lop, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc sản xuất. Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) ra lệnh chặn lô hàng này từ hôm 17/6 vì cho rằng công ty trên sử dụng các lao động tù nhân và cưỡng bức, trong đó có trẻ em.
“Việc sản xuất các sản phẩm này cấu thành hành vi vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng”, Brenda Smith, quan chức thuộc CBP, cho hay. “Lệnh tịch thu lô hàng sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng và trực diện đến tất cả những tổ chức đang tìm cách giao thương với Mỹ rằng các hành vi bất hợp pháp và vô nhân đạo sẽ không được dung thứ trong chuỗi cung ứng của Mỹ”.
Video đang HOT
Một nhân viên hải quan ở cảng New York/Newark kiểm tra lô tóc giả được cho là sử dụng các lao động tù nhân và cưỡng ép ở Tân Cương hôm 1/7. Ảnh: AFP
Công ty Sản phẩm Tóc Meixin huyện Lop là nhà xuất khẩu sản phẩm tóc người lớn thứ ba ở Tân Cương, chủ yếu được sử dụng trong tóc kết và tóc nối, đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen những tháng gần đây vì sử dụng lao động cưỡng bức.
Vụ tịch thu lô hàng diễn ra khi Bộ An ninh Nội địa, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo các doanh nghiệp trong nước về việc nhập khẩu hàng hóa thông qua chuỗi cung ứng liên quan đến lao động tù nhân hoặc cưỡng bức ở Tân Cương và những nơi khác tại Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ cũng cảnh báo các công ty không cung cấp những công cụ giám sát cho giới chức ở Tân Cương hoặc hỗ trợ xây dựng các cơ sở được dùng để giam giữ người Hồi giáo và người thiểu số tại Tân Cương.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc chính quyền Trung Quốc đang “tiếp tục thực hiện chiến dịch đàn áp ở Tân Cương, nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh, người Kyrgyz và các nhóm dân tộc thiểu số khác”.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở này là “trung tâm đào tạo nghề” và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tuy nhiên, tuyên bố trên không thuyết phục các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Tổng thống Donald Trump hôm 17/6 đã ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, cho phép trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Đạo luật cũng kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Tân Cương đảm bảo không sử dụng nhân sự là “các lao động cưỡng ép”.
Trung Quốc tuyên bố sẽ “đáp trả quyết liệt” động thái của Mỹ và cảnh báo nước này “phải gánh chịu mọi hậu quả sắp tới”, nhưng không nêu cụ thể.
Mỹ kêu gọi EU ngưng sử dụng thiết bị giám sát của Trung Quốc
Wall Street Journal đưa tin hôm 28/6, Mỹ đang kêu gọi các nước Châu Âu ngừng sử dụng các thiết bị giám sát do công ty Nuctech của Trung Quốc sản xuất.
Theo nguồn tin này, Hội đồng An ninh Mỹ và một số cơ quan đang nỗ lực kêu gọi chính phủ các nước Châu Âu "loại bỏ" sự hiện diện của Nuctech, một công ty chuyên sản xuất các hệ thống máy quét sàng lọc để kiểm tra hàng hóa, hành lý và hành khách tại các cảng biển, sân bay và các trạm kiểm soát biên giới trên toàn Châu Âu.
Mỹ kêu gọi EU ngưng sử dụng thiết bị giám sát của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cuối tháng trước, các thiết bị sàng lọc của công ty Nuctech có thể chuyển dữ liệu cá nhân và thông tin thương mại tại các nước cho Trung Quốc. Báo cáo nhấn mạnh, công ty này tạo ra nguy cơ đối với sự an toàn của công dân và việc vận chuyển hàng hóa quân sự giữa các nước thành viên NATO với nhau. Ngoài ra, công ty này hiện đang mở rộng sản xuất tại hơn 10 quốc gia Châu Âu, gây gia tăng lo ngại về việc rò rỉ thông tin an ninh.
Trong khi đó, đại diện công ty Nuctech Robert Bos bác bỏ nhận định của Mỹ, đồng thời khẳng định công ty Nuctech không chia sẻ hay cung cấp các thông tin thu thập được cho bất kể cá nhân hoặc tổ chức nào, đặc biệt là chính quyền Trung Quốc.
Mỹ cảnh báo Anh về Huawei Mỹ cảnh báo Anh sau khi chính quyền nước này cho phép Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip ở địa phương. Hội đồng quận Nam Cambridgeshire, Anh, ngày 25/6 bỏ phiếu cho phép tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip với vốn đầu tư lên tới 1,24 tỉ USD. Chưa...