Mỹ: Thương vụ gần 36 tỷ USD giữa ‘gã khổng lồ’ Mars và hãng Kellanova
Mars, “gã khổng lồ” kẹo và chăm sóc thú cưng của Mỹ, đang xúc tiến mua lại nhà sản xuất đồ ăn nhẹ Kellanova trong một thương vụ trị giá gần 36 tỷ USD, đánh dấu một trong những thỏa thuận “thâu tóm” lớn nhất trong lịch sử ngành thực phẩm của Mỹ.
Mars, “gã khổng lồ” kẹo và chăm sóc thú cưng của Mỹ, đang xúc tiến mua lại nhà sản xuất đồ ăn nhẹ Kellanova trong một thương vụ trị giá gần 36 tỷ USD. Ảnh: commercialbaking.com
Theo thông cáo báo chí ngày 14/8, Mars nêu rõ sẽ thanh toán tiền mặt 83,5 USD/cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị giao dịch lên tới 35,9 tỷ USD, đã bao gồm khoản nợ của Kellanova. Dự kiến giao dịch sẽ hoàn tất vào nửa đầu năm 2025.
Cũng theo chủ sở hữu các thương hiệu nổi tiếng Snickers, M&M’s và Whiskas, việc mua lại Kellanova giúp Mars mở rộng sang danh mục đồ ăn nhẹ hấp dẫn mới, đồng thời bổ sung thêm 2 thương hiệu tỷ USD mới là Pringles và Cheez-It vào danh mục kinh doanh hiện có 15 thương hiệu tỷ USD.
Giám đốc điều hành Mars, ông Poul Weihrauch cho biết nhà sản xuất này hướng tới mục tiêu duy trì ổn định giá các mặt hàng, không chuyển chi phí liên quan thương vụ trên sang người tiêu dùng, đồng thời nhấn mạnh thông qua thương vụ này, hãng có thể giảm bớt các vấn đề đang gặp phải trong bối cảnh lạm phát.
Theo công ty tư vấn và phân tích dữ liệu GlobalData có trụ sở tại Anh, Mars hiện nắm giữ 4,5% thị phần đồ ăn nhẹ của Mỹ, trong khi Kellanova chiếm khoảng 3,9%. Doanh thu ròng của Kellanova trong năm 2023 đạt 13 tỷ USD. Công ty có khoảng 23.000 nhân viên, hiện diện tại 180 thị trường.
Video đang HOT
Ngành sản xuất thực phẩm của Mỹ đã chứng kiến nhiều thương vụ sáp nhập hơn trong những năm gần đây khi các công ty tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm vượt qua tác động của lạm phát và đối phó với thách thức trong kỷ nguyên người tiêu dùng chi tiêu cẩn trọng hơn. Vào tháng 3 năm nay, nhà sản xuất thực phẩm Campbell Soup của Mỹ đã hoàn tất thương vụ trị giá 2,33 tỷ USD mua lại Sovos Brands, một công ty thực phẩm tiện lợi có trụ sở tại bang Colorado.
'Gọng kìm' chống độc quyền siết 'Big Tech' ở cả hai bờ Đại Tây Dương
Phán quyết độc quyền nhắm vào Google của tòa án Mỹ đánh dấu sự thay đổi hướng tới quy định chặt chẽ hơn đối với những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu (Big Tech).
Biển hiệu Google trên một tòa nhà ở New York. Google tuyên bố sẽ kháng cáo phán quyết của thẩm phán tại Washington, D.C. rằng họ là công ty "độc quyền".
"Google là nhà độc quyền", Thẩm phán Amit P. Mehta của Tòa án Quận Columbia ngày 5/8 đã đưa ra phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Google. Đây là phán quyết chống độc quyền đầu tiên của kỷ nguyên internet hiện đại trong vụ kiện chống lại gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
Phán quyết trên đánh dấu một sự thay đổi lớn ở Mỹ liên quan đến việc quản lý các hoạt động mang tính cạnh tranh giữa các công ty công nghệ lớn. Phương thức hoạt động của các công ty này từ lâu đã bị nghi ngờ ở Liên minh châu Âu (EU), nơi đưa ra các quy định đặc biệt cho phép họ hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, như Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) - và đã đề xuất yêu cầu Alphabet, công ty mẹ của Google, phải tách hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình.
"Người khổng lồ" bị tuyên "độc quyền"
"Cha đẻ" của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên Internet không phải là doanh nghiệp duy nhất phải đối mặt với cáo buộc về "các hành vi phản cạnh tranh", mà các "ông lớn" khác như Amazon, Apple, Meta và Microsoft đều trên cùng một con thuyền.
Sau phán quyết hôm 5/8 của Mỹ, dù các hình phạt vẫn chưa được công bố, sự chú ý hiện đang đổ dồn vào Alphabet và công cụ tìm kiếm của họ. Công ty tuyên bố: "Quyết định này công nhận rằng Google cung cấp công cụ tìm kiếm tốt nhất. Vì điều này và việc mọi người ngày càng tìm kiếm thông tin theo nhiều cách hơn, chúng tôi dự định sẽ kháng cáo".
Google hiện cũng là mục tiêu của các vụ kiện và cáo buộc chống độc quyền ở Brussels, bao gồm cả cuộc điều tra của Ủy ban Cạnh tranh EU diễn ra từ năm 2021. Công ty đã phải chịu một số khoản tiền phạt lớn nhất trong lịch sử của Ủy ban châu Âu (EC), hơn 8,7 tỷ USD, xuất phát từ ba vụ kiện.
Vào cuối mùa hè này, dự kiến sẽ có phán quyết cuối cùng về một trong những vụ kiện đó: cuộc điều tra nhằm vào Google Shopping, dẫn đến khoản phạt 2,64 tỷ USD vì cáo buộc Google thu lợi bất hợp pháp nhờ dịch vụ so sánh mua sắm thông qua công cụ tìm kiếm của mình.
Câu hỏi lớn nhất liên quan đến các vụ kiện của EC là liệu công ty có trụ sở tại California có bị buộc phải chia tách hoạt động kinh doanh hay không. Kết quả như vậy đã được đề xuất trong một tuyên bố phản đối được gửi cách đây hơn một năm, trong đó coi sự hiện diện của Google trên khắp chuỗi quảng cáo kỹ thuật số quá áp đảo đến mức EC kết luận đó là "lạm dụng vị trí thống trị", và rằng việc "thoái vốn bắt buộc" của Google về một phần dịch vụ của mình sẽ giải quyết những lo ngại về cạnh tranh".
Rất ít người ở Brussels nghi ngờ việc Phó Chủ tịch EC kiêm Ủy viên về Cạnh tranh, Margrethe Vestager, muốn giải quyết vấn đề trước khi Ủy ban nhiệm kỳ mới bắt đầu hoạt động, theo lý thuyết sẽ diễn ra vào ngày 1/11, và bà Vestager sẽ không còn là thành viên.
Nhưng mối đe dọa buộc phải thoái vốn khỏi hoạt động quảng cáo của Google không chỉ đặt ra ở châu Âu. Bộ Tư pháp Mỹ và 8 tiểu bang khác cũng đã yêu cầu phân chia như vậy trong một vụ kiện hiện đang được xét xử tại các tòa án ở Virginia.
Juan José Ganuza, Giáo sư kinh tế và kinh doanh tại Đại học Pompeu Fabra ở Barcelona (Tây Ban Nha), cho rằng kết quả như vậy đang thu hút được sự ủng hộ của các học giả nghiên cứu thị trường và cạnh tranh. "Đó sẽ là một sự thay đổi về cấu trúc trên thị trường".
Dàn Big Tech đang bị "sờ gáy"
Alphabet và các công ty liên quan không phải là đối tượng đơn độc đối mặt với những khả năng như vậy. Trên thực tế, ở châu Âu, trong vài tháng qua, ngày càng có nhiều công ty công nghệ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các nhà quản lý. Ví dụ: vào ngày 1/7, EC đã công bố một cuộc điều tra về mô hình quảng cáo Instagram và Facebook thuộc Meta.
"Ngày nay, quyết định này đang được áp dụng trên toàn thế giới. Vương quốc Anh cũng đã xử lý vấn đề đó", Giáo sư Ganuza giải thích và làm rõ rằng ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden đã thay đổi các nguyên tắc cơ bản của chính sách quản lý cạnh tranh để khiến nó thân thiện hơn với người tiêu dùng. Giáo sư chỉ ra rằng điều đó có nghĩa là cuộc bầu cử vào tháng 11 giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris có thể có những phân nhánh lớn trong lĩnh vực này.
Đối với Meta, rủi ro sẽ cao hơn ở Mỹ, nơi Cục quản lý Liên bang và 40 tiểu bang đã kiện ra công ty này tòa vào năm 2021 liên quan đến vụ sáp nhập Instagram và WhatsApp.
Tương tự, Apple cũng đang bị giám sát chặt chẽ ở cả hai bờ Đại Tây Dương trong các vụ kiện tương tự nhau, đặc biệt khi nói đến điểm mấu chốt của họ: rằng "Nhà Táo" gây khó khăn cho các công ty khác trong việc đưa ra các lựa chọn thay thế cho sản phẩm của chính họ. Cho đến gần đây, Apple chưa từng chịu khoản tiền phạt lớn nào từ Brussels hay Mỹ. Nhưng điều đó bắt đầu thay đổi trong năm nay, khi EC áp đặt lệnh trừng phạt trị giá 1,96 triệu USD, tương đương 0,5% doanh thu toàn cầu của công ty. Hiện tại, Apple đang thu hút nhiều sự chú ý hơn vì từ chối tuân thủ các yêu cầu của DMA (Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số).
Amazon là một công ty khác đang có các vụ kiện chờ xử lý ở Mỹ và EU. Ngược lại, Microsoft chỉ bị điều tra ở Brussels. Sau khi trở thành trung tâm của một trong những cuộc điều tra tiêu biểu nhất vào đầu thế kỷ, cái tên Microsoft lại thành một tâm điểm với cáo buộc vi phạm chống độc quyền tiềm ẩn khi liên kết mặc định ứng dụng Teams với Office 365 và Microsoft 365.
Lợi nhuận của Meta vượt dự kiến Ngày 31/7, "gã khổng lồ" truyền thông xã hội Meta Platforms của Mỹ - công ty mẹ của Facebook và Instagram, đã công bố báo cáo doanh thu và thu nhập lạc quan trong quý II vừa qua. Biểu tượng của Tập đoàn Meta. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, trong quý II/2024, tổng doanh thu của Meta đạt 39,07 tỷ USD, tăng 22% so...