Mỹ thực hiện ca cấy ghép tim lợn cho người đầu tiên
Các bác sĩ ở Mỹ đã cấy ghép một quả tim lợn cho bệnh nhân 57 tuổi. Hiện sức khỏe của người này vẫn đang ổn định.
Mặc dù còn quá sớm để biết liệu ca phẫu thuật có thành công hay không, nhưng điều này đánh dấu một bước tiến trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ sử dụng nội tạng động vật để cấy ghép cho con người.
Theo các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, ca cấy ghép cho thấy một quả tim từ động vật biến đổi gen có thể hoạt động trong cơ thể người mà không bị đào thải ngay lập tức.
Các bác sĩ ở Trung tâm Y tế Đại học Maryland thực hiện ghép tim lợn cho bệnh nhân. Ảnh: AP
Bệnh nhân, David Bennett, 57 tuổi, sống ở Maryland, biết rằng không có gì đảm bảo thử nghiệm sẽ thành công. Nhưng ông đang nguy kịch, không đủ điều kiện để cấy ghép tim người và không còn lựa chọn nào khác.
“Hoặc là chết hoặc thực hiện ca cấy ghép này. Tôi muốn sống. Đó là lựa chọn cuối cùng của tôi”, ông Bennett chia sẻ một ngày trước khi phẫu thuật.
Ca phẫu thuật vào ngày 7/1 kéo dài 7 giờ tại Bệnh viện Baltimore. Tiến sĩ Bartley Griffith cho biết tình trạng của bệnh nhân – suy tim và nhịp tim không đều – khiến ông không đủ điều kiện để cấy ghép tim người hoặc bơm tim.
Griffith đã cấy ghép tim lợn vào khoảng 50 con khỉ đầu chó trong hơn 5 năm, trước khi đưa ra lựa chọn cho Bennett.
Video đang HOT
Van tim lợn cũng đã được sử dụng thành công trong nhiều thập kỷ ở người. Con trai của Bennett cho biết, cha anh đã nhận được van tim cách đây khoảng 10 năm.
Ngày 10/1, ông Bennett đã thở được trong khi vẫn kết nối với máy tim phổi. Vài tuần tới sẽ rất quan trọng khi ông Bennett hồi phục sau ca mổ. Các bác sĩ sẽ theo dõi sát tình trạng tim của ông.
Sự thiếu hụt rất lớn các bộ phận cơ thể người để cấy ghép khiến giới khoa học phải cố gắng tìm ra cách sử dụng nội tạng động vật để thay thế.
Tiến sĩ Muhammad Mohiuddin, Giám đốc khoa học Chương trình cấy ghép động vật sang người, Đại học Maryland, nói: “Nếu giải pháp này thành công, sẽ có một nguồn cung cấp vô tận cho những bệnh nhân đang nguy kịch”.
Nhưng những ca cấy ghép như vậy trước đây đều thất bại, phần lớn do cơ thể bệnh nhân nhanh chóng từ chối nội tạng động vật. Năm 1984, Baby Fae, một trẻ sơ sinh, đã sống 21 ngày với trái tim khỉ đầu chó.
Nhưng lần này, các bác sĩ phẫu thuật ở Maryland sử dụng quả tim từ một con lợn đã trải qua quá trình chỉnh sửa gen. Họ loại bỏ một loại đường trong tế bào của lợn, nguyên nhân gây ra sự đào thải nội tạng siêu nhanh. Một số công ty công nghệ sinh học đang phát triển nội tạng lợn để cấy ghép cho người.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã chuyển hướng nghiên cứu từ động vật linh trưởng sang lợn.
Tháng 9/2021, các nhà nghiên cứu ở New York đã thực hiện thí nghiệm cho thấy những loại lợn biến đổi gen có thể sử dụng cho việc cấy ghép từ động vật sang người. Các bác sĩ đã tạm thời gắn quả thận lợn vào cơ thể người đã chết.
Nữ sinh vẽ bộ phận cơ thể người giống thật đến "sởn gai ốc", soi ra danh tính chủ nhân càng bất ngờ hơn nữa!
Những bức vẽ cơ thể người của cô nữ sinh này giống đến 99%, nhìn mà muốn học bài luôn!
Bộ môn Giải phẫu học luôn thu hút được đông đảo sự chú ý từ cộng đồng mạng. Các bạn sinh viên trường Y từng gây bão với loạt hình vẽ về mô và tế bào, vòng tuần hoàn máu hay hoạt động bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, sinh viên trường Y tham gia các lớp học vi sinh, giải phẫu đã đành, mới đây một cô bạn học Kiến trúc cũng thử sức với bộ môn Giải phẫu khó nhằn này. Bất ngờ là ai nấy xem xong đều toát mồ hôi hột vì tranh vẽ mà giống thật tới 99%. Mỗi chi tiết đều tỉ mỉ, chân thực, ghi chú rõ ràng. Nhìn qua còn tưởng rằng tác phẩm của sinh viên Y chính hiệu!
Chủ nhân của loạt ảnh là cô bạn Nguyễn Thị Ngọc Ánh, sinh năm 2002, sinh viên khoa Đồ hoạ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Được biết, Ngọc Ánh học vẽ từ năm lớp 11, còn khoá học Giải phẫu bắt đầu từ tháng 10/2021.
Và phải công nhận đối với môn học khó nhằn, bản thân người thực hiện cũng phải vô cùng hiểu về cơ thể người thì mới có những bức tranh chuẩn đẹp và chính xác. Đây cũng là lý do khiến cô bạn quyết tâm đi học để mở rộng kiến thức.
Ngọc Ánh chia sẻ: "Khi mới bước vào học Giải phẫu thì chắc chắn ai cũng thấy khó, bởi vì môn học có quá nhiều kiến thức. Ban đầu thầy giáo của mình còn yêu cầu phải vẽ bằng bút mực, không được vẽ bút chì trước. Vậy nên việc vẽ chuẩn ngay từ nét đầu tiên càng khó khăn hơn. Qua từng ngày mình nhận thấy được sự tiến bộ rõ rệt, khác hẳn so với những ngày đầu mới tập vẽ".
Cuốn sổ tay Giải phẫu học được nữ sinh thực hiện trong khoảng gần 1 tháng và vẫn đang tiếp tục hoàn thiện tỉ mỉ hơn. "Mình rất hứng thú với học Giải phẫu, đây là môn học khiến mình rèn luyện tính chỉn chu, kỹ càng, cẩn thận hơn, là yếu tố vô cùng quan trọng khi học tập tại trường và công việc sau này", Ngọc Ánh cho hay.
Bức vẽ tâm đắc nhất được nữ sinh chia sẻ
Trên thực tế, Giải phẫu là bộ môn mà sinh viên cần được học, áp dụng trong vẽ hình họa và kí họa dáng. Giải phẫu bao gồm giải phẫu cơ, xương một cách khá chi tiết và đầy đủ về cơ thể con người. Môn học không chỉ các sinh viên Y khoa mới cần học mà còn rất quan trọng với các sinh viên khối ngành mỹ thuật, kiến trúc.
Bằng cách phân tích cơ thể con người từ những đặc điểm ngoài da đến các chi tiết bên trong như xương, gân, cơ,... sẽ giúp người học mỹ thuật có kiến thức về cơ thể con người từ đó sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.
Một năm sau vụ bạo loạn tại Quốc hội Mỹ: Các bản án 'giơ cao đánh khẽ'? Hơn 150 người đã thừa nhận xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021, nhưng số bị cáo phải nhận án tù vì tham gia cuộc bạo loạn không nhiều. Theo tờ Politico, các bản án liên quan cuộc bạo động ở Quốc hội Mỹ cách đây một năm cho thấy các thẩm phán đã tỏ ra thận trọng trong đưa ra...