Mỹ thúc đẩy những cải cách lớn tại WB
Ngày 3/4, Mỹ đã hoan nghênh kế hoạch của Ngân hàng Thế giới (WB) trong vòng 10 năm tới sẽ tăng khoản cho vay hằng năm thêm 5 tỷ USD để giúp giải quyết những thách thức toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu.
Trụ sở Ngân hàng thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức Nhà Trắng đồng thời cho biết tiếp tục thúc đẩy thể chế tài chính đa phương này thực hiện những thay đổi tham vọng hơn.
Theo một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tài chính Mỹ, ban lãnh đạo WB dự kiến sẽ thông qua kế hoạch được chờ đợi từ lâu tại cuộc họp tuần tới. Quan chức này nhấn mạnh cần tiếp tục lên kế hoạch cho những thay đổi tham vọng hơn vì “vẫn còn rất nhiều việc phải làm”. Hiện Mỹ đang thúc giục WB tiếp tục vạch ra những cải cách cụ thể cùng lộ trình thực hiện. Dự kiến, những kế hoạch được thông qua vào tuần tới sẽ tăng khả năng cho vay của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) trực thuộc WB lên khoảng 20%.
WB cũng đang cập nhật mục đích hoạt động để làm rõ rằng giải quyết những thách thức toàn cầu là một phần không thể thiếu trong mục tiêu kép của WB nhằm chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng, đồng thời bảo đảm rằng những thách thức như vậy được phản ánh trong các chương trình của WB, cũng như tăng cường huy động nguồn vốn tư nhân.
Video đang HOT
Trong nhiều tháng qua, Mỹ – nước đóng góp lớn nhất cho WB – đã gây sức ép để WB có những hành động mạnh mẽ hơn nhằm tăng nguồn tài trợ cho các quốc gia đang phát triển giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu hay đại dịch nếu có trong tương lai và các thách thức toàn cầu khác. Trong giai đoạn 2020-2022, WB đã cung cấp 100 tỷ USD cho hàng hóa công cộng toàn cầu, nhưng các quốc gia đang phát triển và khu vực tư nhân ước tính có thể phải chi nhiều hơn – lên tới 2.400 tỷ USD/năm – để giải quyết những nhu cầu đó.
Giới chức Mỹ hiện đang phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng phát triển đa phương khác để thúc đẩy cải cách, trong đó có Ngân hàng Phát triển liên Mỹ.
Pháp và Israel: Hai câu chuyện, một bài toán
Cả Pháp và Israel đều đang phải đối mặt với bài toán về sự phản đối của công chúng trước những thay đổi chính sách gây tranh cãi.
Tuần hành, đình công tại Pháp và Israel đã khiến hai nước này chao đảo những ngày vừa qua. (Nguồn: AFP)
Tuần vừa qua, Pháp tiếp tục chao đảo vì hàng loạt cuộc tuần hành kéo dài từ tháng Một, dẫn đến tình trạng bạo lực đường phố tồi tệ chưa từng có trong nhiều năm. Không ít người đã liên tưởng đến phong trào "áo vàng" trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Emmanuel Macron.
Trong thời gian cao điểm ngày 23/3, 1,09 triệu người Pháp đã xuống đường. Ngày 28/3, con số này giảm còn 740.000 người, song vẫn khiến nhiều khu vực bị tê liệt. Một số nhóm mặc đồ đen đã đốt thùng rác và ném đạn vào cảnh sát ở Paris, trong khi đụng độ giữa cảnh sát và người tuần hành cũng nổ ra ở Rennes, Bordeaux, Toulouse và Nantes. Đến ngày 24/3, đã có tới 457 người bị bắt, 441 nhân viên an ninh bị thương.
Tỷ lệ ủng hộ của ông Macron hiện chỉ còn 30%, mức thấp kỷ lục trong gần năm năm qua và chỉ nhỉnh hơn giai đoạn tháng 12/2018, lúc diễn ra phong trào "áo vàng".
Tại Israel, các cuộc tuần hành kéo dài từ tháng Một, đỉnh điểm là ngày 25-26/3, chứng kiến hàng trăm nghìn người tham gia. Đặc biệt, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bị sa thải vì phản đối cải cách tư pháp của chính quyền liên minh, dòng người đã đổ xuống đường tại hơn 150 địa điểm khắp đất nước Do Thái.
Ông Asaf Zamir, Tổng Lãnh sự quán Israel tại New York, đã đệ đơn từ chức để bày tỏ thái độ. Cơ quan đại diện của Israel tại Mỹ và Anh được cho là đã ngừng hoạt động trong thời gian ngắn. Lãnh đạo các công ty công nghệ, hàng không và y tế đều đã kêu gọi nhân viên đình công.
Bản thân chính quyền liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng phải đối mặt với hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm từ các đảng đối lập tại Knesset (Quốc hội). Khảo sát của đài Channel 12 và KAN (Israel) cho thấy đảng Likud của ông có thể đánh mất tới 7/32 ghế do tình trạng hỗn loạn trong những tháng vừa qua.
Đáng chú ý, mặc dù diễn ra ở hai nước khác nhau, song các cuộc tuần hành đều có một điểm chung - thái độ phản đối của một bộ phận người dân trước các thay đổi chính sách nội bộ, với tác động dài hạn tới cuộc sống của họ.
Tại Pháp, đó là nỗ lực thông qua cải cách về luật hưu trí cuối năm nay. Theo luật này, tuổi nghỉ hưu sẽ được nâng từ 62 lên 64 vào năm 2030 với cơ chế lương hưu tối thiểu. Từ năm 2027, người lao động phải làm việc ít nhất 43 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ. Ông Macron khẳng định đây là nỗ lực nhằm giảm áp lực tài chính lên hệ thống hưu trí, song tầng lớp lao động không nghĩ vậy. Sâu xa hơn, đó là thái độ phản đối của họ với chính sách của ông suốt thời gian qua, chứ không đơn thuần là câu chuyện cải cách hưu trí.
Trong khi đó, dự luật về cải cách tư pháp là "nguồn cơn" cho làn sóng tuần hành, đụng độ gay gắt giữa một bộ phận cử tri và lực lượng cảnh sát. Theo những thay đổi này, nhánh hành pháp của Nhà nước Do Thái sẽ có quyền kiểm soát việc bổ nhiệm thẩm phán, với Knesset có thể đảo ngược phán quyết của Tòa án tối cao.
Phe phản đối cho rằng, điều này sẽ làm suy yếu quyền lực của nhánh tư pháp và trao quá nhiều quyền lực cho nội các, đặc biệt là Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người đã vướng vào nhiều rắc rối tư pháp trước đó.
Có điểm tương đồng là vậy, song tính đến ngày 28/3, hai câu chuyện này đã chứng kiến hai ngã rẽ hoàn toàn khác biệt. Tối ngày 27/3, trước áp lực chưa từng có, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tạm hoãn cải cách tư pháp và sẽ đem vấn đề này ra thảo luận trước Knesset. Ngược lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn nhấn mạnh sẽ sử dụng quyền hiến định để thông qua cải cách hệ thống hưu trí.
Liệu sự nhượng bộ của ông Netanyahu hay thái độ kiên định của ông Macron có thể giúp hai chính trị gia đứng vững? Câu trả lời còn ở phía trước.
Trung Quốc cam kết duy trì cải cách và mở cửa thị trường Ngày 30/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khẳng định Trung Quốc sẽ theo đuổi cải cách, mở cửa và phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, bất kể tình hình thế giới thay đổi như thế nào. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh: Kyodo/TTXVN Phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm...