Mỹ thừa nhận doanh thu năng lượng của Nga tăng sau các lệnh trừng phạt
Cố vấn cấp cao của Mỹ về an ninh năng lượng toàn cầu cho biết Moskva đang thu lợi lớn từ bán nhiên liệu hoá thạch so với trước khi tấn công Ukraine.
Mỹ thừa nhận doanh thu năng lượng của Nga tăng sau các lệnh trừng phạt. Ảnh: CFR
Đài RT cho biết, Cố vấn cấp cao Mỹ về An ninh Năng lượng Toàn cầu Amos Hochstein phát biểu với các thượng nghị sĩ Mỹ ngày 9/6 rằng Nga hiện đang thu được nhiều tiền hơn từ hoạt động bán nhiên liệu hóa thạch so với trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Quan chức này thừa nhận, giá năng lượng toàn cầu đã tăng và rõ ràng còn bị thúc đẩy nữa bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã giúp Moskva giảm bớt tác động của các hạn chế từ phương Tây.
Khi được hỏi liệu Moskva có đang kiếm được nhiều tiền hơn từ hoạt động buôn bán dầu khí so với cách đây vài tháng hay không, ông Hochstein trả lời: “Tôi không thể phủ nhận điều đó”. Những phát biểu này được ông đưa ra trước Tiểu ban Thượng viện về Hợp tác An ninh Châu Âu và Khu vực.
Mỹ đã chuyển sang hạn chế toàn bộ hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga, một số sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than đá vào đầu tháng 3 như một phần của lệnh trừng phạt đối với hành động quân sự của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, hôm 8/6, Chủ tịch Duma Quốc gia (Quốc hội) Nga, Vyacheslav Volodin, cho biết lượng dầu vận chuyển từ Nga đến Mỹ đã “tăng gần gấp đôi trong tháng 3 so với tháng 2″.
EU – vốn từ lâu đã miễn cưỡng áp đặt các hạn chế đối với nhập khẩu dầu của Nga và chủ yếu nhắm trừng phạt vào các lĩnh vực tài chính và ngân hàng – đã đồng ý áp lệnh cấm đối với dầu mỏ của Nga vào cuối tháng 5. Liên minh quyết định ngừng 75% nhập khẩu dầu ngay lập tức và 90% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Hungary và một số quốc gia khác đã được miễn trừ do nền kinh tế của họ không có khả năng đối phó nếu không có nguồn cung từ Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, thông tin từ truyền thông phương Tây cho rằng các lệnh trừng phạt hầu như không ảnh hưởng đến hoạt động thương mại năng lượng của Nga cho đến nay. Vào tháng 4, tờ Wall Street Journal báo cáo rằng các lô hàng dầu của Nga đã tăng 300.000 thùng mỗi ngày chỉ trong tháng đó.
Vào giữa tháng 5, hãng tin Bloomberg cho hay doanh thu từ dầu của Nga đã tăng vọt bất chấp các lệnh trừng phạt và tăng khoảng 50% kể từ đầu năm 2022. Chính phủ Nga cũng đã báo cáo rằng sản lượng dầu của nước này đang phục hồi và thông báo một số khách hàng mới ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bắt đầu mua dầu thô của Nga.
Ấn Độ là một trong những khách hàng như vậy, khi xuất khẩu dầu của Nga sang nước này đã tăng vọt trong tháng 5, theo Reuters. Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt dường như đã phản tác dụng đối với Mỹ và các đồng minh. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng vào đầu tuần này khi nói rằng khả năng cung cấp đủ điện của quốc gia đang bị đe dọa.
Cuối tuần trước, Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA) báo cáo rằng giá xăng Mỹ đã tăng gấp đôi dưới thời ông Biden và đạt mức cao nhất mọi thời đại, lên tới 4,81 USD / gallon vào ngày 3/6. Hôm 1/6, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo rằng châu Âu, nơi cũng phải đối mặt với giá xăng dầu tăng cao, có thể sử dụng biện pháp phân phối nhiên liệu khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có.
Tác động sẽ xảy ra khi châu Âu tẩy chay dầu thô Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất loại bỏ dần nhập khẩu dầu của Nga trong vòng sáu tháng tới. Đây là một phần trong nỗ lực của châu Âu nhằm ngừng trả 850 triệu USD mỗi ngày cho năng lượng Nga và gây ảnh hưởng đến tài chính của Điện Kremlin sau xung đột Nga-Ukraine.
Một thiết bị khoan dầu tại Đông Bắc Moskva (Nga). Ảnh: AP
Nhưng hãng thông tấn AP (Mỹ) nhận định việc thay đổi hàng thập niên vốn phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ Nga không phải là vấn đề đơn giản cho EU. Hungary cho biết sẽ không tham gia cuộc tẩy chay, trong khi đó Slovakia cùng CH Séc đang xem xét thời kỳ chuyển tiếp nhiều năm. Vậy một lệnh trừng phạt dầu thô Nga của EU sẽ tác động thế nào với người dân châu Âu cùng toàn bộ thế giới?
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, khí đốt và dầu mỏ vẫn tiếp tục chảy từ Nga sang các quốc gia thành viên EU. Theo thống kê của các nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Bruegel (Bỉ), EU đã chuyển 450 triệu USD mỗi ngày cho Nga để chi trả dầu mỏ và 400 triệu USD mỗi ngày dành cho khí đốt tự nhiên.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu năng lượng đang tăng cường cho ngân sách của Điện Kremlin, bổ sung nguồn dự trữ ngoại tệ hỗ trợ cho đồng ruble, đồng thời một phần bù đắp cho các lệnh trừng phạt đã đóng băng phần lớn dự trữ ngoại hối của Nga ở bên ngoài lãnh thổ nước này.
Châu Âu là khách hàng lớn nhất mua dầu thô của Nga. Theo thống kê năng lượng thế giới của công ty dầu mỏ Anh BP, tính riêng trong năm 2020, châu Âu nhận khoảng 138 triệu tấn trong tổng số 260 triệu tấn dầu xuất khẩu của Nga, tương đương 53%. Châu Âu đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu dầu thô bằng nguồn "vàng đen" của Nga.
Việc tìm nguồn thay thế cho khí đốt tự nhiên Nga là khó khăn hơn so với dầu thô bởi khí đốt được vận chuyển chủ yếu qua các đường ống trong khi dầu thô được vận chuyển bởi tàu chở dầu và giao dịch trên toàn cầu. Do đó, AP đánh giá châu Âu vẫn chưa cân nhắc đến việc tẩy chay khí đốt tự nhiên Nga.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, châu Âu nhập khẩu 3,8 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga. Về lý thuyết, các nước châu Âu có thể thay thế số dầu này từ các nhà cung cấp khác ở Trung Đông hoặc Mỹ, Mỹ Latinh cùng châu Phi.
Tuy nhiên, cần có thời gian để thực hiện điều chỉnh đó. Nguồn cung cấp mới sẽ phải được tìm thấy ở nơi khác. Một số nhà máy lọc dầu lớn ở Trung và Đông Âu phụ thuộc vào dầu mỏ xuất phát từ đường ống có từ thời Liên Xô và sẽ phải tìm hướng khác để nhận dầu thô.
Các nhà phân tích của Bruegel cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc các quốc gia châu Âu nên sẵn sàng áp dụng biện pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu, chẳng hạn như miễn phí giao thông công cộng và khuyến khích chia sẻ xe hơi. Nếu những biện pháp đó không hiệu quả, sẽ cần đến những biện pháp cứng rắn hơn như cấm lái xe vào ngày chẵn lẻ dựa trên biển số. Các biện pháp tương tự đã được thực hiện trong lệnh cấm vận dầu mỏ năm 1973 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), khi Đức áp đặt các ngày Chủ Nhật cấm ô tô.
Một cơ sở thuộc dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 trên lãnh thổ Đức. Ảnh: AP
Các nhà kinh tế nhận định việc cắt nhập khẩu cả khí đốt và dầu mỏ có thể gây ra suy thoái tại châu Âu. Nga là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất cho xe tải và thiết bị nông nghiệp châu Âu, điều này có nghĩa là giá của nó sẽ ảnh hưởng đến giá của nhiều loại thực phẩm và hàng hóa khác. Các chính phủ EU cũng đang đánh cược rằng Nga sẽ không đáp trả bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Nhưng Nga đã cắt nguồn cung cho Bulgaria và Ba Lan sau khi 2 quốc gia này chối thanh toán bằng đồng ruble.
Rất có thể giá dầu sẽ tăng đối với tất cả các quốc gia bởi đây là hàng hóa toàn cầu. Điều đó có nghĩa là giá xăng và chi phí sưởi trong nhà sẽ cao hơn, thu nhập khả dụng ít hơn đối với người tiêu dùng và là lực cản đối với sự phục hồi kinh tế từ dịch COVID-19.
Nga có thể sẽ sản xuất và xuất khẩu ít dầu thô hơn sau khi mất khách hàng lớn nhất là châu Âu. Đó là bởi vì tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga không thể đơn giản chuyển hướng từ châu Âu sang châu Á do những hạn chế về vận chuyển và hậu cần. Điều này cũng tương đương với một cuộc cải tổ lớn "các dòng chảy dầu thô" trên thế giới.
Khách hàng Ấn Độ và Trung Quốc có thể tránh mua dầu của Nga vì nguy cơ chịu lệnh trừng phạt của phương Tây. Và các khách hàng phương Tây đã tránh xa dầu thô của Nga vì họ không muốn liên quan đến nước này hoặc không thể tìm thấy ngân hàng sẵn sàng xử lý các giao dịch với Moskva.
Tuy nhiên, một số khách hàng tại châu Á có thể tận dụng cơ hội này để mua dầu thô giảm giá của Nga. OPEC đã bày tỏ rõ ràng sẽ không tăng sản lượng để bù đắp cho lượng thiếu hụt từ Nga nếu xảy ra tẩy chay.
Năng lượng là "trụ cột" chính trong ngân sách của Điện Kremlin. Trong giai đoạn từ 2011-2020, Chính phủ Nga thu được trung bình 43% doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Cho đến nay, thiệt hại về doanh thu của Nga khá hạn chế do giá dầu nói chung duy trì ở mức cao. Những khoản thu nhập ngoại tệ từ dầu thô giúp hỗ trợ tài chính của Nga trong bối cảnh nước này chịu hàng loạt lệnh trừng phạt.
Ông John Lough tại Viện Vấn đề Quốc tế Hoàng gia (Anh) cảnh báo rằng giá dầu tăng xuất phát từ các lệnh cấm vận thậm chí có thể giảm tác động đối với kinh tế Nga nếu nước này chuyển được dầu thô đến thị trường khác ngoài châu Âu.
Châu Âu không có nhiều lựa chọn thay thế khí đốt của Nga Tờ Bưu điện Washington của Mỹ cho rằng nhiên liệu của Nga tương đối rẻ đối với châu Âu so với các lựa chọn thay thế khác. Châu Âu đang vật lộn tìm nguồn cung năng lượng thay thế từ Nga. Ảnh: TASS Hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 1/5 dẫn nhận định của tờ Bưu điện Washington (Mỹ) cho biết, các nước...