Mỹ thừa nhận đánh giá thấp sự phức tạp tại Syria
Lầu Năm Góc tiết lộ, ngay từ đầu, họ biết rằng sứ mệnh xây dựng một lực lượng chiến đấu từ “mớ hỗn độn” các nhóm nổi loạn tại Syria là rất khó khăn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 5/10 nhận định sự hiện diện của không quân Nga trên không phận Syria trong chiến dịch không kích IS có gây khó khăn nhưng sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch tác chiến của Mỹ. Ảnh: TTXVN
Chiến lược can dự của Mỹ tại Syria đã thất bại. Ban đầu, Mỹ muốn thông qua việc huấn luyện và cung cấp vũ khí cho các lực lượng đối lập Syria để đối trọng với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad được Nga và Iran hậu thuẫn, đồng thời để ngăn chặn sự phát triển của lực lượng khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng. Tuy nhiên, giờ đây, các quan chức Mỹ thừa nhận rằng họ đã đánh giá thấp sự phức tạp của tình hình trên thực địa tại Syria.
Trong một cuộc họp báo ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận rằng chương trình của Mỹ đã không đạt hiệu quả như dự tính vì những khó khăn trong việc tìm kiếm các đồng minh tại Syria sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chống IS thay vì chống chế độ cầm quyền của Tổng thống Assad. Trong khi đó, “Nhật báo Phố Wall” ngày 5/10 cho biết trong các cuộc phỏng vấn riêng rẽ, các quan chức chính quyền, cả đương nhiệm và đã nghỉ hưu, cũng như các quan chức Lầu Năm Góc cũng thừa nhận rằng họ đã đánh giá không đúng về tình hình tại Syria.
Các nỗ lực của Lầu Năm Góc trong việc xây dựng một lực lượng trung dung trong phe nổi loạn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi, và cũng không đạt được cả những mục tiêu khiêm tốn nhất. Lầu Năm Góc và các chỉ huy của các nhóm đối lập tại Syria đã liệt kê danh sách 7.000-8.000 tay súng tốt nhất, phỏng vấn họ và chọn lựa để đưa họ đi huấn luyện. Tuy nhiên, hầu hết các tay súng được lựa chọn ban đầu đều mơ hồ về sứ mệnh của họ, và sau khi biết được sứ mệnh là gì, rất nhiều trong số họ đã viện dẫn lý do để rút lui.
Một cuộc oanh tạc của không quân Nga ở Syria ngày 5/10. Ảnh: Reuters/ TTXVN
Video đang HOT
Các quan chức Lầu Năm Góc tiết lộ: ngay từ đầu, họ biết rằng sứ mệnh xây dựng một lực lượng chiến đấu từ “mớ hỗn độn” các nhóm nổi loạn tại Syria là rất khó khăn. Các quan chức lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu ra những câu hỏi với Nhà Trắng về sứ mệnh này, và đã phải chờ đợi nhiều tháng mới có được trả lời. Tất nhiên, ưu tiên của Nhà Trắng và cả Quốc hội là làm thế nào để gặp ít rủi ro nhất, và do đó đề nghị ưu tiên “công tác xét tuyển” để tránh tuyển nhầm khủng bố. Với ít thông tin tình báo về thực địa, rõ ràng việc xác định được các tay súng cam kết với sứ mệnh chống IS của Mỹ là vô cùng khó khăn, nếu như không muốn nói là không thể.
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, các tư lệnh Mỹ bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, một mặt vừa chịu áp lực không được phép “tuyển nhầm”, vừa chịu áp lực phải có một kết quả nhất định. Trong 1 năm qua, đã có 3 “lớp” được mở ra để huấn luyện các tay súng nổi loạn được lựa chọn. Hai lớp đầu, với 124 tay súng được luấn luyện và đưa trở lại thì tới nay chỉ còn 3 tay súng đang hợp tác cùng Mỹ chống IS. Số còn lại một phần trở lại các nhóm chống chính phủ của Tổng thống Assad, một phần “giũ áo quân sự Mỹ” vì sợ bị tấn công. Lớp thứ 3 đã đào tạo xong và hiện ở lại Jordan để hỗ trợ cho lớp huấn luyện thứ 4, chứ chưa được đưa trở lại Syria. Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng vì không có sự hiện diện lớn của quân đội Mỹ trên thực địa nên họ không thể “theo dõi” được các tay súng đã qua huấn luyện trên đất Syria.
Theo lời các quan chức Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Nga quyết định can thiệp quân sự tại Syria, các đồng minh của Mỹ tại khu vực – trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ – đã yêu cầu Tổng thống Obama đẩy mạnh các nỗ lực huấn luyện và cung cấp vũ khí hạng nặng cho các tay súng. Tuy nhiên, việc làm như vậy sẽ tạo ra một thách thức công khai với Nga, thể hiện sự leo thang lớn của Mỹ tại Syria, và đây là điều mà chính quyền Obama không muốn.
“Nhật báo Phố Wall” cho hay, nhiều khả năng chính quyền Obama sẽ giảm quy mô chương trình huấn luyện, chỉ tập trung huấn luyện các “nhóm có đủ khả năng xác định vị trí cho các cuộc không kích nhằm vào IS”, đồng thời tập trung đầu tư cho chỉ huy các nhóm nổi loạn, thay vì các tay súng. Một kế hoạch khác đang được xem xét là Mỹ sẽ cung cấp vũ khí trực tiếp cho các lực lượng người Kurd tại Syria.
Theo Báo Tin tức
Anh thừa nhận Tổng thống Syria nên tiếp tục nắm quyền
Ngoại trưởng Anh đã phải thừa nhận Tổng thống Syria nên tiếp tục nắm quyền càng lâu càng tốt để chấm dứt xung đột hiện nay, nhưng người Anh vẫn cho rằng ông Assad cần phải cam kết sẽ không tiếp tục ứng cử trong tương lai.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad cần phải được nắm quyền càng lâu càng tốt
Anh là một trong những đồng minh thân cận và có chính sách khá giống Mỹ trong vấn đề Syria trước đây, khi nước này và Mỹ tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad không còn chỗ đứng tại Syria và phải bị thay thế ngay lập tức.
Nhưng nay thì khác, nhất là sau khi Nga bắt đầu không kích phiến quân IS tại Syria và đạt được những hiệu quả đầu tiên rất tốt, người Anh đã có cách nhìn nhận khác về vấn đề người cầm quyền tại Syria.
Ngoại trưởng Anh đã thừa nhận rằng Tổng thống Syria nên tiếp tục nắm quyền để kết thúc xung đột tại châu Âu, ngay cả khi ông Assad đang cáo buộc phương Tây là kẻ đứng sau khủng hoảng tại quốc gia của ông.
Ông Philip Hammond nói: nước Anh sẽ chấp nhận ông Assad là lãnh đạo hợp pháp của Syria trong ba tháng thậm chí nhiều hơn nữa cho đến khi cuộc xung đột tại nước này chấm dứt. Tuy nhiên ông cũng cho rằng, ông Assad cần phải cam kết sẽ không ra tranh cử trong tương lai và bất kỳ một thỏa thuận chuyển giao quyền lực nào đạt được tại Syria thì ông Assad cũng không còn được nắm giữ lực lượng an ninh của Syria.
Ngoại trưởng Anh cũng nói thêm: Anh sẽ không thỏa thuận với Nga hoặc Iran cho việc hình thành một thỏa thuận chuyển giao quyền lực tại Syria.
"Vào lúc này sẽ không có một thỏa thuận nào với Nga và Iran, thậm chí nếu đó là một thỏa thuận cho quá trình chuyển giao quyền lực", ông Hammond nói.
Trước đây, Ngoại trưởng Anh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Tổng thống Syria không thể nào là một phần trong tương lai chính trị của Syria, nhưng những phát ngôn cứng rắn đó đã thay đổi trong những tuần gần đây, nhất là sau khi Nga không kích phiến quân IS.
Anh tố Nga đang "đánh lén" phiến quân Syria
Phát biểu của ông Hammond đưa ra chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Anh David Cameron lên án sự can thiệp quân sự của Nga ở Syria. Theo ông, Moscow không trấn áp các phần tử thánh chiến "nhà nước Hồi giáo", mà chỉ đang giúp "đồ tể Assad".
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC ông Cameron kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin "thay đổi đường lối" và hỗ trợ các nỗ lực của Mỹ - Anh trong cuộc chiến chống lại IS.
Theo Thủ tướng Anh, Không quân Nga chủ yếu đánh vào lãnh thổ dưới sự kiểm soát của các chiến binh không phải là "nhà nước Hồi giáo" mà của phe đối lập ôn hòa.
Trong những ngày gần đây, thủ tướng David Cameron đã nhiều lần lên án các cuộc không kích của Nga trên lãnh thổ Syria. Theo ông, chiến dịch quân sự của Nga, bắt đầu từ tuần này "chỉ làm trầm trọng thêm tình hình".
"Rõ ràng rằng Nga không phân biệt giữa "nhà nước Hồi giáo" và các nhóm đối lập Syria. Họ đang hỗ trợ Assad, đó là một sai lầm khủng khiếp không chỉ đối với họ mà với cả thế giới. Điều này sẽ chỉ làm tăng sự bất ổn trong khu vực", ông Cameron cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 3.10.
Thiên Hà (theo Telegraph)
Theo Một Thế giới
Vụ du khách Việt bị lừa mua iPhone 6: Singapore xử tù 4 đối tượng Ngày 1/10, 4 nhân viên cửa hàng điện thoại ở trung tâm thương mại Sim Lim Square, Singapore ra tòa vì vụ lừa 1 du khách Việt mua iPhone 6 giá cao. Theo Channel News Asia, 4 đối tượng này đã nhận tội lừa 1 du khách Việt là anh Nguyễn Văn Thoại mua chiếc điện thoại iPhone 6 hồi năm ngoái. Đây...