Mỹ thử thành công tên lửa siêu thanh: Bắt kịp chạy đua với Trung, Nga
Moscow tuyên bố đã có vũ khí siêu thanh có thể hoạt động vào tháng 12 năm ngoái, trong khi Bắc Kinh đã ra mắt phương tiện bay lượn siêu thanh DF-17 của mình.
Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ Sáu họ đã thử nghiệm thành công một nguyên mẫu không vũ trang của tên lửa siêu thanh. Loại vũ khí này có năng lực hạt nhân có thể đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường.
Xu hướng siêu thanh không thể cưỡng lại
Lầu Năm Góc cho biết một thiết bị lượn thử nghiệm đã bay ở tốc độ siêu thanh – gấp hơn năm lần tốc độ âm thanh (Mach 5) – đến một điểm va chạm được chỉ định.
Cuộc thử nghiệm này diễn ra sau cuộc thử nghiệm bay chung của Quân đội và Hải quân Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2017, khi tên lửa nguyên mẫu chứng minh nó có thể lướt theo hướng đi của mục tiêu ở tốc độ siêu thanh.
“Hôm nay, chúng tôi đã xác nhận thiết kế của mình và hiện đã sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo hướng đến năng lực tấn công siêu thanh, Phó đô đốc Johnny Wolfe nói trong một tuyên bố.
Một cuộc thử nghiệm tên lửa siêu than. Ảnh: AFP
Vũ khí siêu thanh có thể đưa tác chiến tên lửa, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân, lên một cấp độ mới – và, đối với nhiều người, là một cấp độ đáng sợ -.
Chúng có thể di chuyển nhanh hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo và hành trình có khả năng hạt nhân hiện tại ở độ cao thấp, có thể chuyển hướng trong khi bay và không đi theo một vòng cung có thể dự đoán được như các tên lửa thông thường. Năng lực này khiến chúng khó theo dõi và đánh chặn hơn nhiều.
Video đang HOT
Ngay cả khi là những vũ khí phi hạt nhân được vũ trang thông thường, chúng được các nhà phân tích xem là làm tăng nguy cơ xung đột, bởi vì đối thủ có thể không biết chúng được trang bị như thế nào khi chúng được phóng đi.
Lầu Năm Góc đang gấp rút bắt kịp các đối thủ Moscow và Bắc Kinh trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh, ngay cả khi họ nhận ra rằng họ có thể làm tăng nguy cơ xung đột hạt nhân một cách nguy hiểm. Động thái nay diễn ra khi nhiều quốc gia gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại những vũ khí này.
Trong ngân sách tài khóa năm 2021, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã yêu cầu 3,2 tỷ USD cho các chương trình siêu thanh, tăng từ 2,6 tỷ USD trong năm hiện tại. Mục tiêu là khả năng siêu thanh có thể được triển khai vào năm 2023, mặc dù điều đó có thể còn gặp nhiều khó khăn.
Các vũ khí có tốc độ siêu thanh là một trong những ưu tiên cao nhất hàng đầu của bộ phận nghiên cứu kỹ thuật và thiết kế, Lầu năm góc cho biết.
Mỹ vội bắt kịp đối thủ
Cuộc thử nghiệm chung trên giữa Quân đội và Hải quân được thực hiện vào ngày 19 tháng 3 từ cơ sở Tên lửa Thái Bình Dương ở Kauai, Hawaii. Cuộc thử nghiệm này dành cho thiết bị lượn siêu thanh thông thường của quân đội, hay còn gọi là vũ khí C-HGB, được thiết kế để phóng một tên lửa có thể là trên bộ, trên không hoặc trên biển.
Thiết bị lượn được thử nghiệm ngày hôm nay đã sẵn sàng để chuyển sang các nỗ lực phát triển hệ thống vũ khí của Quân đội và Hải quân, ông Mike White, trợ lý giám đốc chương trình siêu thanh nói.
Vào tháng 12 năm ngoái, Nga tuyên bố họ đã đưa vào sử dụng tên lửa siêu thanh Avangard đầu tiên của mình, khiến nước này trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố vũ khí siêu thanh có thể hoạt động được.
Các quan chức Nga tuyên bố rằng trong các lần thử nghiệm, vũ khí này đã đạt tốc độ lên tới Mach 27, khoảng 33.000km/h (20.500 dặm/giờ).
Trung Quốc cũng đang đầu tư đáng kể vào sự phát triển siêu thanh của họ. Tháng 10 năm ngoái, họ đã trưng bày thiết bị lượn siêu âm DF-17 của mình trong cuộc diễu hành quân sự quốc khánh.
Lúc này, quân đội Mỹ đang rót tiền vào nghiên cứu phòng thủ tên lửa tiên tiến để tìm cách bảo vệ chống lại các vũ khí siêu thanh.
Một quan chức cấp cao của Nato cảnh báo rằng trong một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh, thậm chí có thể không xác định rõ mục tiêu là gì cho đến khi có một vụ va chạm phát nổ trên mặt đất.
Vào tháng 1 năm nay, Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử cho biết, có sự gia tăng đầu tư và triển khai vũ khí siêu thanh – điều sẽ hạn chế thời gian đáp ứng phản ứng sẵn cho các quốc gia mục tiêu và tạo ra một mức độ mơ hồ và không chắc chắn đầy nguy hiểm, Bản tin này nói.
Sự không chắc chắn này có thể dẫn đến sự leo thang nhanh chóng của các cuộc xung đột quân sự. Ở mức tối thiểu, những vũ khí này có tính bất ổn cao và cũng báo trước một cuộc chạy đua vũ trang mới
An Bình
Nga triển khai hệ thống Resonance-N: Cơn đau đầu Mỹ
Trong năm nay Nga sẽ triển khai hai hệ thống radar Resonance-N, cho phép phát hiện tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các mục tiêu siêu thanh....
Nga đã vượt qua tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.
Moscow không chỉ phát triển các tên lửa nhanh nhất thế giới, mà còn tạo ra các hệ thống nhằm bảo vệ chống lại chúng, các nhà phân tích của tờ Sohu cho biết.
Hệ thống radar Resonance-Ncó khả năng phát hiện mục tiêu siêu thanh của Nga.
Các nhà phân tích của tờ báo Trung Quốc tuyên bố rằng, hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới đã ưu tiên nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh, nhưng cho đến nay chỉ có Nga đạt được bước đột phá lớn trong lĩnh vực này.
Thậm chí Moscow không chỉ tạo ra vũ khí siêu thanh mà còn tạo ra những hệ thống rất hiệu quả chống lại các mối đe dọa mới.
"Vào thời điểm hiện tại Hoa Kỳ chỉ mới bước những bước đầu tiên trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, trong khi đó Nga đã và đang sản xuất các hệ thống chống lại nó", các nhà phân tích Trung Quốc nói.
Vũ khí siêu thanh có ưu điểm rất lớn đó là tốc độ đáng kinh ngạc của chúng. Nó nhanh đến mức các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại không thể ngăn chặn được, tuy nhiên Nga đã tìm ra cách giải quyết vấn đề này.
Các phương tiện truyền thông đưa tin rằng, vào năm 2020 hai hệ thống radar Resonance-N sẽ được triển khai trên bán đảo Kola.
Hệ thống này có khả năng phát hiện và nhận ra một loạt các mục tiêu trên không, bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các mục tiêu siêu thanh, thậm chí cả những mục tiêu được chế tạo bằng công nghệ STEALTH.
Ngoài ra, hệ thống này còn có thể đưa ra cảnh báo sớm về các cuộc tấn công trên không và hỗ trợ thông tin cho các hoạt động chiến đấu của các hệ thống hàng không và phòng không.
Thậm chí, hệ thống radar Resonance-N có thể được tích hợp với các hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa hiện đại của Nga, bao gồm cả tổ hợp S-500 Prometey, cho phép Moskva có khả năng phát hiện kịp thời và tấn công mục tiêu ở khoảng cách lớn, hơn nữa tốc độ của mục tiêu có thể đạt tới 20 Mach.
Hệ thống radar Resonance-N bao gồm bốn mô-đun radar, mỗi mô-đun bảo đảm điều khiển trong khu vực xác định và có thể hoạt động độc lập. Mỗi mô-đun radar bao gồm một thiết bị ăng ten truyền tín hiệu, thiết bị ăng ten nhận tín hiệu và thiết bị khuếch đại công suất. Tổ hợp tiếp nhận và xử lý thông tin cho phép khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của từng mô-đun.
Hiện tại, Nga đang lên kế hoạch sẽ trang bị 10 hệ thống radar Resonance-N để bao quát các khu vực nguy hiểm nhất. Đây sẽ là một vấn đề lớn đối với Hoa Kỳ, bởi vì Moscow có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu siêu thanh, trong khi đó Hoa Kỳ còn chưa sở hữu loại vũ khí này. Chính điều này sẽ làm cho Washington đứng ngồi không yên.
Việc đưa vào trang bị tên lửa siêu thanh và các hệ thống bảo vệ khỏi tên lửa này, cho phép Nga tiếp tục thống trị trong lĩnh vực này trong tương lai gần.
Minh Tú ( Đatviet )
Bí mật quân sự: Lý do Nhật muốn có tên lửa mang đầu đạn siêu thanh Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xem xét khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo với triển vọng mang đầu đạn siêu thanh trong hai phiên bản, - như truyền thông Nhật Bản đưa tin. Nhật Bản sẽ tiến vào "câu lạc bộ" hẹp tiềm năng gồm bốn quốc gia sở hữu vũ khí siêu thanh của riêng họ. Phiên bản đầu...