Mỹ thử thành công bom lượn có thể nổ phá bay không cần động cơ
Tạp chí Forbes của Mỹ đưa tin máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet đã lần đầu tiên phóng thành công quả bom lượn GBB-53/B StormBreaker, một loại vũ khí nổ phá bay không cần động cơ.
Bom lượn GBB-53/B StormBreaker. (Ảnh: The Aviation Club)
Tạp chí Forbes của Mỹ đưa tin máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet đã lần đầu tiên phóng thành công quả bom lượn GBB-53/B StormBreaker, một loại vũ khí nổ phá bay không cần động cơ.
Theo thông báo mới đây của tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon, quả bom GBB-53/B StormBreaker được tích hợp vào tổ hợp vũ khí bán tự động có độ chính xác cao Golden Horde. Quy trình thử nghiệm loại bom này được triển khai trong tháng này, trong đó cần hoàn thành đánh giá những khả năng của tổ hợp StormBreaker vào cuối năm nay.
Ngoài các chiến đấu cơ Super Hornet, máy bay F-15E Eagle cũng có thể nhận vũ khí mới trong lô đầu tiên. Sau đó, bom GBU-53/B sẽ được đưa vào trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II, đủ sức mang theo tới 24 quả bom như vậy.
Về cơ bản, bom lượn StormBreaker là thành tựu sáng chế trong thập niên 1980 của thế kỷ trước. Loại bom này có thể tự chọn trước các mục tiêu theo mức độ ưu tiên về khả năng triệt hạ và cho phép điều chỉnh lộ trình của máy bay mang bom.
Video đang HOT
Trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ, một mẫu tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất gần như đã thoát khỏi sự điều khiển và bay tự do. Theo Aviation Week, vụ việc xảy ra với mẫu tên lửa được phát triển trong khuôn khổ chương trình kết hợp của Cục Dự án Nghiên cứu Triển vọng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) và Không quân Mỹ.
Băng tại Greenland và Nam Cực tan nhanh gấp 6 lần so với những năm 1990
Một nghiên cứu mới đây cho thấy băng tại Greenland và Nam Cực đang tan nhanh gấp 6 lần so với những năm 1990. Nếu tình trạng này tiếp diễn, dự đoán mực nước biển sẽ tăng thêm 17 cm vào năm 2100.
Trang Daily Mail (Anh) đưa tin nếu tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp tục không được kiểm soát, tốc độ tan chảy đáng báo động của các tảng băng tại Greenland và Nam Cực sẽ khiến khoảng 400 triệu người sống tại vùng ven biển có nguy cơ bị lũ lụt.
Biến đổi khí hậu đang làm băng tại Greenland và Nam Cực tan nhanh gấp 6 lần. Ảnh: SWNS
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết các nhà khoa học từ 50 tổ chức quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu về những tảng băng đã tan chảy cho đến ngày nay. Họ đã sử dụng 11 nhiệm vụ vệ tinh khác nhau và 26 khảo sát riêng biệt để theo dõi sự thay đổi về khối lượng, thể tích, lưu lượng và trọng lực của các tảng băng.
Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Nam Cực và Greenland đã mất 6,4 nghìn tỷ tấn băng từ năm 1992 đến năm 2017, khiến mực nước biển tăng lên 17,8 cm. Trong đó, 60% lượng nước biển dâng là do băng tan từ Greenland và 40% băng từ Nam Cực.
Các nhà khoa học từ 50 tổ chức quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu về tốc độ tan chảy của các tảng băng. Ảnh: SWNS
"Mỗi centimet nước biển dâng có thể dẫn đến lũ lụt tại các vùng ven biển, xói mòn bờ biển và làm gián đoạn cuộc sống của người dân trên khắp hành tinh.
Nếu Nam Cực và Greenland tiếp tục đi theo kịch bản khí hậu nóng lên, trong trường hợp xấu nhất, điều đó sẽ khiến mực nước biển tăng thêm 17 cm vào cuối thế kỷ. Điều này có nghĩa là 400 triệu người có nguy cơ gặp phải lũ lụt hàng năm vào năm 2100", đồng tác giả nghiên cứu Andrew Shepherd thuộc Đại học Leeds, cho biết.
Nghiên cứu kết luận rằng băng tan tại các khu vực này là nguyên nhân khiến một phần ba mực nước biển tại các đại dương tăng nhanh hơn dự kiến.
Ông Shepherd cũng nhấn mạnh rằng những tác động nhỏ không thể ngăn cản sự việc này, mọi thứ đã sẵn sàng vận hành và chúng sẽ tàn phá môi trường sống ven biển.
Tỷ lệ kết hợp băng tan đã tăng lên từ 81 tỷ tấn mỗi năm trong những năm 1990 lên tới 475 tỷ tấn mỗi năm trong những năm 2010.
"Các đài quan sát vệ tinh các tảng băng vùng cực rất cần thiết trong việc theo dõi và dự đoán sự biến đổi khí hậu. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự tổn thất băng và nước biển dâng.
Trong khi mô phỏng máy tính cho phép chúng tôi đưa ra dự đoán về các kịch bản biến đổi khí hậu, các đài quan sát vệ tinh sẽ cung cấp những bằng chứng, lý lẽ để đưa ra những nhận định đầu tiên.
Dự án của chúng tôi là một ví dụ tuyệt vời về tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề có quy mô toàn cầu", Erik Ivins, một trong những tác giả nghiên cứu, thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA tại California, cho biết.
Ông Josef Aschbacher tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu, người ủng hộ nghiên cứu, cũng cho biết những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng vệ tinh để theo dõi sự phát triển của những tảng băng và đánh giá các mô hình được sử dụng để dự đoán tác động của biến đổi khí hậu.
Theo Báo Tin Tức
Máy bay Nga chở khách đến Việt Nam cháy động cơ Một động cơ của chiếc Airbus A320neo sắp cất cánh từ Nga đến Việt Nam đã bất ngờ bốc cháy trên đường băng khi phi công bật nút khởi động. Theo hãng tin RT, sự cố xảy ra với chiếc máy bay của hãng S7 Airlines, xuất phát từ một sân bay thuộc thành phố Novosibirsk, Siberia, với đích đến là Cam Ranh,...