Mỹ thử tên lửa, Tổng thống Putin ra lệnh chuẩn bị phương án đáp trả tương xứng
Nga có đầy đủ dữ liệu để chứng minh rằng Mỹ đã và đang tiến hành chế tạo những loại vũ khí nằm trong danh sách cấm của Hiệp ước INF suốt một thời gian dài.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh chuẩn bị phương án đáp trả tương xứng trước các vụ thử tên lửa mà Lầu Năm Góc tiến hành vào ngày 19/8 mà không tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF). Chỉ lệnh trên được nhà lãnh đạo Nga đưa ra trong một phiên họp của Hội đồng an ninh Nga, dành cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các ban ngành hữu quan hôm nay, 23/8.
Tổng thống Putin khẳng định, từ trước đến nay, Nga có đầy đủ dữ liệu để chứng minh rằng Mỹ đã và đang tiến hành chế tạo những loại vũ khí nằm trong danh sách cấm của Hiệp ước INFsuốt một thời gian dài. Thay vì bắt tay vào tuân thủ Hiệp ước, người Mỹ lại “ dàn dựng một chiến dịch tuyên truyền” cho rằng Nga mới chính là bên không tuân thủ Hiệp ước – Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Không còn nghi ngờ gì nữa, ý đồ thực sự của Mỹ chính là phá bỏ các rào cản để có thể “ tự do triển khai các loại tên lửa nằm trong danh sách cấm trước đó tại tất cả các khu vực khác nhau trên thế giới” – nhà lãnh đạo Nga cho biết thêm.
Nga sẽ có lời đáp trả tương xứng với vụ thử tên lửa của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Mặc dù thế, Nga vẫn luôn sẵn sàng đối thoại bình đẳng và mang tính xây dựng với Mỹ nhằm mục đích khôi phục niềm tin và tăng cường an ninh quốc tế – Tổng thống Putin lưu ý.
Video đang HOT
Ngày 19/8, Lầu Năm Góc xác nhận vụ phóng thử nghiệm tên lửa hành trình từ một bệ phóng cơ động trên đảo San Nicolas (bang California). Sau khi bay được hơn 500 km, tên lửa đã bắn trúng mục tiêu một cách chính xác – Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Cuộc thử nghiệm diễn ra ngay sau khi Hiệp ước INF chính thức hết hiệu lực hồi đầu tháng 8.
Theo Hiệp ước INF (có hiệu lực từ năm 1988), Nga và Mỹ cam kết phá hủy tất cả các hệ thống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung và tầm ngắn (từ 1000 đến 5500 km và từ 500 đến 1000 km), cũng như không chế tạo, không thử nghiệm và không triển khai các loại tên lửa này.
Việc Mỹ lên kế hoạch thử nghiệm tên lửa tầm ngắn (khoảng gần 1000 km) vào tháng 8 đã được hãng tin Reuters, dẫn lời nguồn tin trong Lầu Năm Góc, cho biết từ tháng 3. Theo nguồn tin này, nếu vụ phóng diễn ra thành công, thì tên lửa có thể sẽ được triển khai trong vòng 18 tháng. Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết, Mỹ còn có kế hoạch tiến thành thử nghiệm cả các loại tên lửa tầm trung, nhưng không tiết lộ chi tiết.
Kênh CNN cũng xác nhận kế hoạch tiến hành thử nghiệm tên lửa của chính quyền Mỹ. Theo kênh truyền hình này, mẫu tên lửa “ được phát triển đặc biệt để thách thức Nga tại châu Âu“.
(Nguồn: Vedomosti)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Tổng thống Putin ký luật đình chỉ Hiệp ước INF
Tổng thống Putin hôm 3/7 ký ban hành luật đình chỉ Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được ký với Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh.
Luật này được công bố trên cổng thông tin pháp lý của Chính phủ Nga và có hiệu lực ngay sau khi Tổng thống Putin đặt bút ký.
Trước đó, Hạ viện và Thượng viện Nga lần lượt phê duyệt dự luật đình chỉ Hiệp ước INF vào các ngày 18/6 và 26/6.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Spuntik)
INF được ký năm 1987 bởi Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Hiệp ước loại bỏ tất cả tên lửa thường và hạt nhân phóng từ mặt đất cùng thiết bị phóng với tầm bắn ngắn (500-1.000 km) và trung (1.000-5.500 km). Mỹ và Nga trong nhiều năm qua liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm các điều khoản trong hiệp ước này.
Tháng 10/2018, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi INF với cáo buộc Matxcơva vi phạm các điều khoản của hiệp ước.
Ngày 1/2/2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ rút khỏi INF trong vòng 6 tháng và ngừng tuân thủ các nghĩa vụ trong hiệp ước từ ngày 2/2.
Trong một động thái đáp trả, 1 tháng sau đó, Tổng thống Putin ký sắc lệnh về việc Nga đình chỉ các nghĩa vụ đối với hiệp ước này.
Tuy nhiên, Liên hợp quốc kêu gọi 2 cường quốc quân sự suy nghĩ lại vì cho rằng việc phá vỡ hiệp ước hạt nhân này sẽ khiến thế giới trở nên bất ổn hơn. Tổ chức chống hạt nhân ICAN cũng thúc giục Nga, Mỹ suy xét lại vấn đề bởi mặc dù INF là thỏa thuận ràng buộc giữa 2 quốc gia, nhưng việc nó sụp đổ sẽ đe dọa tới toàn thế giới.
(Nguồn: Spuntik)
SONG HY
Theo VTC
Nga bất ngờ đưa ra cảnh báo ớn lạnh về an ninh thế giới Thế giới đang chỉ còn một bước nữa đên cuộc chạy đua vũ trang không được kiểm soát do sự hủy bỏ địa chính trị của Mỹ, Quyên Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky nói tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an. Ảnh BBC. Theo ông Polyansky các đối tác của Mỹ vì thưởng thức Washington...