Mỹ thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa
Hải quân Mỹ chuẩn bị tiến hành một vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo vào cuối tháng 5 này, trong đó có sự góp mặt của tàu phát hiện tên lửa đặc biệt MV Pacific Collector.
Tàu MV Pacific Collector, đang neo đậu tại cảng Aloha Tower, được cho là một yếu tố vô cùng quan trọng trong vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa mới.
MV Pacific Collector có chiều dài hơn 125m, trang bị 2 radar hình cầu cao 7m, hiện đang được sở hữu bởi Bộ Vận tải hàng hải Mỹ nhưng lại được sử dụng để hỗ trợ các nhiệm vụ của Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA).
Phát ngôn viên của MDA, ông Chris Johnson cho biết, cơ quan này không thảo luận các vụ thử nghiệm cho đến khi chúng được thực hiện, nhưng khẳng định rằng lần thử tới diễn ra vào cuối tháng 5.
Tàu MV Pacific Collector có nhiệm vụ phát hiện và theo dõi tên lửa
Video đang HOT
Đây sẽ là lần đầu tiên hệ thống đánh chặn từ mặt đất ở California thử phá hủy một tên lửa đạn đạo liên lục địa ở kì giữa của đường bay trên Thái Bình Dương. Tàu MV Pacific Collector được sử dụng như phương tiện phát hiện và theo dõi tên lửa ở kì giữa và kì cuối của quỹ đạo bay.
Mỹ hiện đang có 36 hệ thống đánh chặn tên lửa từ mặt đất được bố trí ở dọc Alaska và California nhằm mục tiêu bảo vệ nước Mỹ trước những cuộc tấn công từ Thái Bình Dương. Số lượng các hệ thống này sẽ được tăng lên 44 trong năm 2017.
Hệ thống đánh chặn này từng bị Lầu Năm Góc đánh giá là thiếu tin cậy mặc dù có kinh phí phát triển lên tới 40 tỉ USD. Lần thử nghiệm này được cho là cơ hội để xem những gói sửa chữa và nâng cấp mới có phát huy tác dụng hay không. Nó cũng diễn ra vào thời điểm mối đe dọa về tên lửa đạn đạo Triều Tiên có khả năng vươn tới Mỹ đang tăng cao.
Theo Đặng Vũ/ Military
An ninh thủ đô
Tàu phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ thử nghiệm đánh chặn gần Hawaii
Một tàu chiến Mỹ neo đậu gần Hawaii sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo sắp tới.
Tàu tuần tra tên lửa MV Pacific Collector của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
Tàu tuần tra tên lửa MV Pacific Collector của hải quân Mỹ đang neo đậu tại cảng Aloha Tower thuộc Hawaii sẽ tham gia tích cực vào một cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo vào cuối tháng 5, theo Military.
MV Pacific Collector có chiều dài hơn 125 m, được trang bị 2 radar hình cầu cao 7 m, hiện thuộc sở hữu của Cục Quản lý hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ, nhưng thường xuyên tham gia hỗ trợ các nhiệm vụ của Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA).
MV Pacific Collector được triển khai đến vùng biển phía đông bắc Hawaii vào tháng 6/2014, thường được sử dụng để phát hiện và theo dõi tên lửa ở giai đoạn giữa và cuối của hành trình bay.
Phát ngôn viên của MDA Chris Johnson cho biết cơ quan này thường không đề cập đến những khí tài và thiết bị được sử dụng trong một cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa trước khi chúng dược diễn ra, nhưng xác nhận lần đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trunng sắp tới sẽ diễn ra vào tháng 5.
Đây sẽ là lần đầu tiên hệ thống đánh chặn từ mặt đất ở California thử nghiệm bắn hạ một tên lửa đạn đạo đối phương ở giai đoạn giữa của hành trình bay trên Thái Bình Dương.
Vụ thử nghiệm đánh chặn lần này sẽ được giám sát chặt chẽ để xác định liệu những cải tiến mới trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có đem lại hiệu quả trong bối cảnh Triều Tiên đang tăng tốc phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công căn cứ Mỹ ở Hawaii và lục địa.
Mỹ hiện sở hữu 36 hệ thống đánh chặn tên lửa từ mặt đất được triển khai ở Alaska và California nhằm bảo vệ đất liền và lãnh thổ Hawaii trước các cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Con số này sẽ tăng lên 44 hệ thống trước cuối năm 2017.
Tuy nhiên, báo cáo của Văn phòng Kiểm tra Vũ khí thuộc Lầu Năm Góc vào tháng 12/2016 nhận định rằng các hệ thống có giá trị lên đến 40 tỷ USD này của Mỹ vẫn chưa đạt được độ tin cậy cao trong khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Khủng hoảng hàu tại Đan Mạch Tình trạng hàu Thái Bình Dương đang tràn ngập các bờ biển Đan Mạch có thể là một cơ hội kinh doanh tốt với các công ty Trung Quốc. Theo ước tính, khoảng 500 tấn hàu Thái Bình Dương từ châu Á đang xâm lấn các bãi biển Đan Mạch. Tình trạng này gây nguy hại cho loài hàu bản địa - "...