Mỹ thu hồi hàng loạt lệnh cấm các ứng dụng của Trung Quốc
Ngày 9/6, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra chỉ thị thu hồi một loạt lệnh cấm đối với các ứng dụng trên điện thoại di động như TikTok và WeChat của Trung Quốc, vốn được chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump đưa ra với lý do đe dọa an ninh quốc gia. Ông Biden cũng yêu cầu xem xét lai những quan ngại an ninh liên quan đến các ứng dụng này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra chỉ thị thu hồi một loạt lệnh cấm đối với các ứng dụng trên điện thoại di động của Trung Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thông báo của Nhà Trắng nêu rõ thay vì cấm các ứng dụng đang thịnh hành này, chính quyền của Tổng thống Biden sẽ áp dụng khuôn khổ ra quyết định mới dựa trên các tiêu chí và các phân tích cụ thể và nghiêm ngặt để đánh giá các nguy cơ từ những ứng dụng mạng internet thuộc sở hữu của nước ngoài. Một quan chức Nhà Trắng cho biết hiện Chính phủ Mỹ vẫn đang tiến hành đánh giá riêng rẽ về tác động của TikTok với an ninh quốc gia.
Chỉ thị mới của ông Biden yêu cầu xác định mọi ứng dụng phần mềm internet có thể gây ra mối nguy hiểm “không thể chấp nhận” với an ninh quốc gia và người dân Mỹ. Danh sách này bao gồm các ứng dụng thuộc quyền sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý của những cá nhân ủng hộ các hoạt động quân sự thù địch hoặc các hoạt động tình báo, hoặc liên quan tới các hoạt động tấn công mạng, hoặc bao gồm những ứng dụng thu thập dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Bộ Thương mại Mỹ và các cơ quan liên bang được yêu cầu hoàn thiện các hướng dẫn về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm, trong đó có những thông tin nhận diện cá nhân hoặc thông tin về di truyền học, tránh nguy cơ bị sử dụng sai mục đích.
Trước đó, chính quyền của cựu Tổng thống Donnald Trump cáo buộc các ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc gây ra các nguy cơ với an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời tìm cách buộc công ty chủ quản ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, có trụ sở tại Trung Quốc, bán lại quyền sở hữu ứng dụng này trên thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp nước này. Chính quyền tiền nhiệm cũng cấm tải về những ứng dụng của Trung Quốc và cấm thực hiện các giao dịch kỹ thuật liên quan.
Các công ty chủ quản của TikTok và WeChat cho rằng những lệnh cấm trên đồng nghĩa với việc cấm sử dụng những ứng dụng này tại Mỹ. Tuy nhiên, các tòa án tại Mỹ sau đó đều ngăn chặn việc thực thi các lệnh này.
TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance, có khoảng 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ. Ứng dụng này đặc biệt thịnh hành với thế hệ người dùng điện thoại thông minh trẻ tuổi. Trong khi đó, WeChat là sản phẩm của Tencent, hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Đây được coi là một siêu ứng dụng bao gồm nhiều tính năng như mạng xã hội, nhắn tin, thương mại điện tử…
Mỹ phong tỏa Đồi Capitol
Đồi Capitol bị phong tỏa do "mối đe dọa an ninh bên ngoài", những người đang tham gia diễn tập lễ nhậm chức của Biden cũng được sơ tán.
"Gửi đến mọi tòa nhà trong khu tổ hợp Đồi Capitol: Do mối đe dọa an ninh bên ngoài được phát hiện dưới cây cầu ở đường I-295, mọi hoạt động ra vào đều bị cấm vào thời điểm này. Các bạn có thể di chuyển trong các tòa nhà, nhưng hãy tránh xa mọi cửa ra vào và cửa sổ. Nếu ở bên ngoài, hãy tìm chỗ trú ẩn", cảnh sát quốc hội Mỹ cho biết trong thông báo phát đi sáng 18/1 (tối 18/1 giờ Hà Nội).
Các binh sĩ Mỹ di chuyển vào trong tòa nhà quốc hội sau khi có lệnh phong tỏa sáng 18/1. Ảnh: Reuters .
Các binh sĩ đang tham gia tổng duyệt cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng được lệnh sơ tán vào bên trong các tòa nhà.
Phát ngôn viên Sở cứu hỏa thủ đô Washington Vito Maggiolo cho biết một đám cháy nhỏ xảy ra gần Đồi Capitol và đã được giải quyết. Tuy nhiên, chưa rõ đây có phải nguyên nhân dẫn tới lệnh phong tỏa Đồi Capitol hay không.
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ từ chức Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Wolf sẽ từ chức ngày 11/1 trong bối cảnh lo ngại gia tăng về khả năng bạo lực khi Biden nhậm chức. "Quyền Bộ trưởng sẽ từ chức lúc 23h59 (11h59 ngày 12/1 giờ Hà Nội)", một quan chức Bộ An ninh Nội địa cho biết, song không nêu lý do khiến Wolf từ chức....