Mỹ thu hồi giấy phép hoạt động của China Telecom
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã khởi động quá trình thu hồi giấy phép hoạt động của chi nhánh China Telecom tại Mỹ, bước đi tiếp theo trong việc chấm dứt vai trò của các công ty Trung Quốc trong hoạt động viễn thông.
China Telecom sẽ phải chấm dứt hoạt động tại Mỹ sau hơn 20 năm được cấp phép
Chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết, một số cơ quan chính phủ Mỹ đề nghị thu hồi giấy phép của China Telecom vì lo ngại an ninh quốc gia. Ông tiết lộ có “mối quan ngại đáng kể” về khả năng China Telecom buộc phải tuân thủ các yêu cầu quản lý thông tin mà chính phủ Trung Quốc đưa ra, bao gồm cả việc chặn thông tin liên lạc. China Telecom là công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc và đã có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trong gần 20 năm tại Mỹ.
Video đang HOT
Theo Reuters, China Telecom Americas tạm thời chưa đưa ra bình luận nào về thông tin bất lợi này. Nhưng trước đó, vào tháng 4 năm nay, FCC cảnh báo có thể đóng cửa các hoạt động tại Mỹ của ba công ty viễn thông Trung Quốc do chính phủ nước này kiểm soát vì lo ngại rủi ro an ninh quốc gia, bao gồm China Telecom Americas, China Unicom Americas, Pacific Networks Corp và công ty con ComNet (USA) LLC. Lúc đó, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên bang khác của Mỹ đã kêu gọi FCC thu hồi giấy phép hoạt động của China Telecom tại nước này.
Vào tháng 5.2019, FCC bỏ phiếu nhất trí từ chối một công ty viễn thông nhà nước khác của Trung Quốc là China Mobile Ltd tham gia cung cấp dịch vụ tại Mỹ cũng với lý do an ninh quốc gia, họ lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng giấy phép này để tiến hành các hoạt động gián điệp tại Mỹ.
Hôm qua, FCC cũng từ chối một kiến nghị từ Huawei Technologies trong việc xem xét đưa công ty Trung Quốc ra khỏi danh sách đen của Mỹ về các mối đe dọa an ninh quốc gia đối với hệ thống truyền thông của họ.
Huawei vượt Qualcomm, đứng đầu về bằng sáng chế viễn thông không dây
Theo một báo cáo được công bố gần đây, công ty công nghệ khổng lồ Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến hiện đang dẫn đầu thị trường viễn thông không dây trong năm nay.
Cụ thể, gã khổng lồ công nghệ này đã nộp 8.607 bằng sáng chế, một thành tích rất lớn giúp Trung Quốc sánh ngang với Mỹ, khi cả hai quốc gia đều chiếm khoảng 32% bằng sáng chế được nộp trên toàn thế giới vào năm 2020.
Với hiệu suất này, Huawei Technologies đã vượt qua gã khổng lồ Qualcomm có trụ sở tại Mỹ về sản lượng, điều này cho thấy những bước tiến khổng lồ của họ trong công tác nghiên cứu và phát triển, ngay cả trong điều kiện thị trường khắc nghiệt do đại dịch Covid-19, cùng với các lệnh cấm vận khắt khe của chính quyền Mỹ đối với Huawei.
Trong khoảng thời gian 10 tháng (từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020), công ty đã nộp 8.607 bằng sáng chế không dây, vượt qua mốc 5.807 bằng sáng chế của nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ trong cùng khoảng thời gian.
Tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của Trung Quốc trong năm nay, là nhà sản xuất điện thoại thông minh OPPO và nhà cung cấp cơ sở dữ liệu có trụ sở tại Bắc Kinh. Oppo theo sau Qualcomm ở vị trí thứ ba với 5.353 bằng sáng chế được nộp vào năm 2020.
Trung Quốc và Mỹ chiếm khoảng 65% số lượng bằng sáng chế toàn cầu, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt chiếm 15% và 7%.
Theo thông báo của trang IncPat, danh sách này dựa trên dữ liệu công khai của các bằng sáng chế về viễn thông không dây bao gồm công nghệ mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.
Báo cáo cũng lưu ý rằng công nghệ mạng viễn thông không dây là một thành phần cơ bản của truyền thông hiện đại, là nền tảng giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ truyền thông 5G.
Đây là sự cạnh tranh tích cực trong công nghệ mạng viễn thông không dây, là lựa chọn quan trọng và chiến lược giúp các công ty có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên trường quốc tế.
Huawei xác nhận bán Honor Huawei xác nhận đã bán toàn bộ mảng kinh doanh smartphone Honor cho một liên doanh mới thành lập tại Trung Quốc. Trong tuyên bố ngày 16/11, Huawei cho biết đã bán Honor cho liên doanh gồm 30 đại lý, nhà phân phối và doanh nghiệp, trong đó có nhà mạng China Telecom và một số đơn vị được chính phủ hậu thuẫn,...