Mỹ thông báo sớm mở lại Đại sứ quán nước này tại Ukraine
Nội dung trên được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller trả lời các phóng viên vào ngày 20/11.
Ông cho biết Mỹ kỳ vọng Đại sứ quán nước này tại Kiev (Ukraine) sẽ hoạt động lại bình thường trong ngày 21/11.
Ông Miller cho biết Đại sứ quán Mỹ đã đưa ra cảnh báo trước đó dựa trên mối đe dọa có thể xảy ra về một cuộc tấn công lớn vào Kiev, dẫn đến sự thay đổi tạm thời về ‘vị thế’ tại Đại sứ quán.
Ông Miller không đi sâu vào chi tiết cụ thể của mối đe dọa, nhưng cho biết đó là điều mà phía Mỹ luôn theo dõi chặt chẽ và nước này coi trọng sự an toàn và an ninh của nhân viên của mình.
Ông Miller hy vọng Đại sứ quán Mỹ tại Kiev sẽ trở lại hoạt động bình thường vào ngày 21/11.
Video đang HOT
Trước đó vào ngày 20/11, Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine đã đóng cửa và các nhân viên Đại sứ quán được hướng dẫn trú ẩn tại chỗ khi nhận được thông tin rằng có thể xảy ra một cuộc không kích vào ngày 20/11.
Theo hãng tin Reuters, trong một tuyên bố được đăng trên trang web của Đại sứ quán Mỹ tại Kiev, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Vì thận trọng tối đa, đại sứ quán sẽ đóng cửa và các nhân viên đại sứ quán được yêu cầu trú ẩn tại chỗ. Đại sứ quán Mỹ khuyến cáo công dân Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng để ngay lập tức trú ẩn nếu có cảnh báo không kích”.
Cảnh báo trên được đưa ra một ngày sau khi Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga. Động thái được cho là sau khi Tổng thống Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp trong bối cảnh cuộc chiến bước sang ngày thứ 1.000.
Sau vụ phóng tên lửa của Ukraine, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov đã nhấn mạnh Ukraine sẽ không thể sử dụng tên lửa công nghệ cao này mà không có Mỹ hỗ trợ. Ông cũng nhắc lại lời của Tổng thống Putin rằng quan điểm của Nga sẽ thay đổi nếu phương Tây ủng hộ mở rộng phạm vi tấn công tới 300 km.
Về vụ tấn công trên, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định hệ thống phòng không Pantsir và S-400 của nước này đã bắn hạ 5 tên lửa và làm hỏng một tên lửa. Các mảnh vỡ của tên lửa rơi xuống khu vực của một cơ sở quân sự ở tỉnh Bryansk, gây ra hỏa hoạn, nhưng đã được dập tắt kịp thời. Vụ tấn công không gây thương vong hay thiệt hại.
Các đồng minh của ông Trump phản đối quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa
Ngày 18/11, một số đồng minh thân cận và thành viên gia đình của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do nước này cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong buổi trả lời phỏng vấn với hãng Fox News, ông Mike Waltz - người được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia, nhận định: "Đây là một bước leo thang khác và không ai biết điều này sẽ đi đến đâu".
Bàn về kế hoạch chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine, ông Waltz cũng cho biết: "Làm thế nào để chúng ta đưa cả 2 bên vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc chiến này? Khung cho một thỏa thuận là gì và ai sẽ ngồi vào bàn đàm phán đó? Đó là những điều mà tôi và Tổng thống Trump sẽ cùng nhau giải quyết".
Richard Grenell là Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump và từng được xem là ứng viên sáng giá cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Ông nói rằng: "Không ai lường trước được việc ông Joe Biden sẽ leo thang chiến tranh ở Ukraine trong thời kỳ chuyển tiếp. Điều này như thể ông ấy đang phát động một cuộc chiến hoàn toàn mới". Ông nói thêm: "Bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Tất cả các tính toán trước đây đều vô giá trị. Và tất cả đều vì chính trị".
Trong nội dung đăng tải trên mạng xã hội X, ông Donald Trump Jr. - con trai cả của Tổng thống đăc cử Trump, cho rằng Chính quyền ông Biden: "Dường như muốn đảm bảo rằng họ sẽ tiến hành chiến tranh thế giới thứ 3 trước khi cha tôi có cơ hội tạo ra hòa bình và cứu sống mọi người".
Đánh giá về vai trò của Tổng thống đắc cử Trump, người phát ngôn của ông - Steven Cheung cho biết: "Ông ấy là người duy nhất có thể đưa cả hai bên lại gần nhau để đàm phán hòa bình, hướng tới mục tiêu chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn giết chóc". Trong khi đó, bản thân Trump chưa công khai lên tiếng về sự thay đổi quyết định của Tổng thống Biden liên quan đến trao quyết định tên lửa tầm xa cho phía Ukraine.
Sự kiện cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga diễn ra khi chỉ còn 2 tháng nữa là Tổng thống Biden hết nhiệm kỳ. Ông Biden đã thực hiện một thay đổi chính sách lớn đối với cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, điều này được đánh giá là phù hợp với những động thái gần đây của ông Biden khi cũng cam kết sẽ đẩy nhanh viện trợ quân sự cho Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva ngày 11/7/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đáp lại những động thái trên của Chính quyền Biden, Thượng nghị sĩ Andrei Klishas của Nga khẳng định: "Phương Tây đã chọn mức độ leo thang có thể khiến tình trạng quốc gia của Ukraine có thể bị phá nát hoàn toàn trước khi trời sáng". Ông Vladimir Dzhabarov, Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga khẳng định động thái phản ứng của Moskva sẽ đến nhanh chóng và cho biết: "Đây là bước đi rất lớn hướng đến việc khởi đầu Thế chiến 3".
Trong khi đó, các nước phương Tây dường như bị chia thành 2 nhóm giữa bên ủng hộ quyết định của phía Mỹ và bên còn lại lo ngại việc cung cấp tên lửa tầm xa cho phía Ukraine sẽ khiến căng thẳng leo thang toàn khu vực.
Về phía ủng hộ, Tổng thống Pháp Macron tuyên bố đó là quyết định đúng đắn và ủng hộ cách thức giải quyết trên của Mỹ. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thể hiện sự đồng tình và hoan nghênh quyết định của Chính quyền Biden. Pháp và Anh được cho là đã đồng ý để Ukraine sử dụng tên lửa SCALP và Storm Shadow với mục đích tương tự.
Về nhóm còn lại, người phát ngôn Chính phủ Đức Wolfgang Buchner cho biết Thủ tướng nước này không có kế hoạch cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine mặc dù Mỹ đã nới lỏng hạn chế đối với các cuộc tấn công vào sâu vào bên trong lãnh thổ Nga. Theo đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã làm rõ lập trường của mình về vấn đề này và sẽ không thay đổi quan điểm nữa.
Ukraine tăng cường tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga nhằm định hình lại cuộc chiến? Cuộc chiến giữa Ukraine và Nga đang bước vào một giai đoạn mới khi Ukraine tăng cường tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhắm đến các cơ sở quân sự chiến lược. Những cuộc tấn công này, sử dụng UAV và tên lửa hành trình nội địa, không chỉ gây thiệt hại lớn mà còn có khả năng thay đổi cục diện...