Mỹ thông báo chuyển 25 triệu liều vaccine cho châu Phi
Ngày 16/7, Mỹ thông báo nước này sẽ vận chuyển 25 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho châu Phi với những lô đầu tiên đến 3 nước là Burkina Faso, Djibouti và Ethiopia.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo giới chức Mỹ, những lô vaccine đầu tiên dành cho ba nước nêu trên sẽ tới nơi trong vài ngày tới. Burkina Faso và Djibouti sẽ nhận 151.200 liều vaccine của hãng Johnson & Johnson (J&J), trong khi Ethiopia sẽ nhận 453.600 liều. Trong những tuần tiếp theo, tổng cộng sẽ có 49 quốc gia châu Phi được nhận vaccine của các hãng J&J, Moderna hoặc Pfizer/BioNTech.
Việc chuyển giao vaccine ngừa COVID-19 đến “Lục địa Đen” có sự phối hợp của nhiều tổ chức đa phương, trong đó có Liên minh châu Phi (AU) và chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX của Liên hợp quốc.
Mặc dù đối mặt với làn sóng mới bùng phát dịch COVID-19, nhưng hiện chưa đến 3% dân số châu Phi được tiêm mũi vacccine phòng bệnh đầu tiên. Cho đến nay, chỉ có 18 triệu người ở lục địa có 1,3 tỷ người này đã được tiêm phòng đầy đủ. Thực tế này làm tăng thêm lo ngại về suy thoái kinh tế kéo dài khi phần lớn thế giới mở cửa trở lại.
Video đang HOT
Cùng ngày, nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ chuyển cho Argentina 3,5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna trong khuôn khổ thỏa thuận viện trợ đã được hai nước ký kết.
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, phía Argentina đã xác nhận thông tin trên và thông báo hãng hàng không quốc gia Aerolíneas Argentinas đã điều hai máy bay tới thành phố Memphis của Mỹ để vận chuyển lô hàng trên về nước.
Argentina đang phải đối phó với làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 trong những tháng vừa qua với số ca mắc mới và tử vong liên tục tăng cao. Theo thống kê chính thức, đến nay nước này đã ghi nhận trên 4,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 101.000 ca tử vong. Tỷ lệ lây nhiễm đã có chiều hướng giảm do chương trình tiêm chủng được đẩy mạnh trong những tuần qua. Theo nhà chức trách Argentina, trên 20,6 triệu người dân, tương đương 60% người trưởng thành, đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, trong số này 5,1 triệu người đã tiêm đủ liều.
Các bên ở Myanmar cần ngừng ngay bạo lực, khôi phục lòng tin, bắt đầu đối thoại, hòa giải
Ngày 18/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp và thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar với 119 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 36 phiếu trắng.
Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đại sứ Đặng Đình Quý. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tái khẳng định các quan điểm rõ ràng và nhất quán của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu tại diễn đàn trước đây. Bên cạnh đó, Đại sứ tiếp tục bày tỏ lo ngại sâu sắc về các cuộc đụng độ và tấn công trong vài tuần qua trên khắp Myanmar, cướp đi sinh mạng của nhiều người và cho rằng người dân Myanmar phải được bảo vệ khỏi nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến toàn diện.
Đại diện Việt Nam nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar ngừng ngay bạo lực, khôi phục lòng tin, bắt đầu đối thoại, hòa giải và thực hiện Đồng thuận 5 điểm đạt được tại Cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN hồi tháng 4 vừa qua. Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hỗ trợ Myanmar và tạo môi trường thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu này phù hợp các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.
Đại sứ cho rằng mặc dù Nghị quyết vừa được thông qua chưa hoàn hảo, không phản ánh đầy đủ tình hình thực địa, song Việt Nam bỏ phiếu thuận nhằm ủng hộ đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin. Cùng với ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực hỗ trợ Myanmar vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, vì lợi ích của người dân Mynmar và vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Trước đó cùng ngày, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp, nghe Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan Pehin Yusof, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2021, thông tin về các nỗ lực gần đây của ASEAN liên quan tình hình Myanmar. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, bà Christine Schraner Burgener, cũng đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.
Trong phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei chia sẻ các nỗ lực của ASEAN trong thời gian qua trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar, đặc biệt là những nội dung được thảo luận trong chuyến thăm làm việc tại Myanmar hồi đầu tháng 6 cũng như tình hình liên quan việc thực hiện "Đồng thuận 5 điểm" đạt được tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN ngày 24/4. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ đã cập nhật thông tin về tình hình Myanmar và những nỗ lực thúc đẩy đối thoại với các bên liên quan.
Tất cả các nước thành viên HĐBA LHQ đều đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình trong vấn đề Myanmar, trong đó nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện ngay "Đồng thuận 5 điểm", cho rằng ASEAN cần sớm bổ nhiệm Đặc phái viên về Myanmar. Nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về vụ tấn công, bạo lực và kêu gọi các bên kiềm chế, tham gia đối thoại để giải quyết vấn đề. Các nước mong muốn Đặc phái viên của ASEAN và Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ phối hợp chặt chẽ trong các nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar.
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà cho biết Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Myanmar và vô cùng lo ngại về các cuộc đụng độ, tấn công xảy ra trên khắp đất nước trong vài tuần qua cũng như nguy cơ về một cuộc nội chiến ở Myanmar đang ngày cao. Trong bối cảnh đó, Việt Nam kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar ngừng ngay lập tức các cuộc đụng độ và các hành vi bạo lực khác, giảm leo thang căng thẳng và bảo đảm việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở cho những người dân đang có nhu cầu, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Việt Nam cho rằng đối thoại mang tính xây dựng, hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin với trọng tâm là người dân là yếu tố quyết định để giải quyết tình hình hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này, đại diện Việt Nam thúc giục tất cả các bên ở Myanmar khôi phục lòng tin, với nhau và với cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh sẽ không thể có đối thoại nếu không có lòng tin. Nhân dịp này, đại diện Việt Nam cũng chia sẻ thêm về những nỗ lực của ASEAN thời gian qua và kêu gọi các thành viên HĐBA và cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ các nỗ lực và lập trường của ASEAN, trong đó có việc cung cấp hỗ trợ và hỗ trợ nhân đạo thông qua các cơ chế của ASEAN.
* Cùng ngày, với tư cách Chủ tịch Ủy ban trực thuộc của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về Nam Sudan (Ủy ban 2206), Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ - đã chủ trì phiên họp của Ủy ban với sự tham dự của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Nam Sudan tại LHQ, Nhóm chuyên gia (PoE) của Ủy ban về Nam Sudan, cùng đại diện các nước có liên quan gồm Sudan, Uganda, Eritrea, Ethiopia, Djibouti, Somalia và Cộng hòa Dân chủ Congo. Đây là lần đầu tiên Ủy ban 2206 nhóm họp trở lại tại trụ sở LHQ kể từ tháng 2/2020 do tác động của đại dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý đánh giá cao những diễn biến tích cực trong tiến trình chuyển tiếp ở Nam Sudan từ đầu năm đến nay, đặc biệt là việc thành lập Nghị viện chuyển tiếp. Đại sứ nhấn mạnh LHQ, Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức liên chính phủ về phát triển (IGAD) và các nước láng giềng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Nam Sudan, một quốc gia đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức về kinh tế và nhân đạo. Đại sứ Đặng Đình Quý hối thúc Chính phủ Nam Sudan và các bên liên quan tăng cường hợp tác hơn nữa trong việc triển khai các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an, trong đó có Nghị quyết 2577, nhằm hướng tới việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan khi điều kiện cho phép. Cũng theo Đại sứ Đặng Đình Quý, cần tăng cường đối thoại và hợp tác hơn nữa giữa PoE với Nam Sudan và các nước trong khu vực.
Ủy ban 2206 được thành lập theo Nghị quyết cùng số năm 2015 của HĐBA, với nhiệm vụ giám sát triển khai các biện pháp của HĐBA liên quan đến tình hình an ninh tại Nam Sudan. Theo thông lệ tại HĐBA, các nước Ủy viên không thường trực được phân công đảm nhiệm vị trí Chủ tịch các cơ quan trực thuộc HĐBA. Hiện Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban 2206./.
Trung Quốc phủ bóng thượng đỉnh NATO Lãnh đạo NATO trong hội nghị thượng đỉnh có thể cảnh báo về mối đe dọa an ninh khi Trung Quốc tăng hiện diện ở Đại Tây Dương. "Trung Quốc đang áp sát chúng ta. Chúng ta đã thấy họ trên không gian mạng, ở châu Phi, nhưng cũng chứng kiến Trung Quốc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng trọng yếu...