Mỹ thông báo cho đồng minh về kế hoạch tuần tra hải quân ở Trường Sa
Philippines cho biết, họ đã được Hoa Kỳ thông báo về quyết định tuần tra theo kế hoạch từ mấy hôm trước.
The New York Times ngày 12/10 đưa tin, Hoa Kỳ đã thông báo vắn tắt cho các đồng minh ở châu Á về kế hoạch tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không vùng biển vùng trời quốc tế phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội 7 Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và hình ảnh đường băng Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: AP/The New York Times.
Việc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của ít nhất một trong số 7 đảo nhân tạo nhằm thách thức những nỗ lực của Trung Quốc xác lập chủ quyền bất hợp pháp trên tuyến hàng hải chiến lược bằng cách bồi lấp, xây dựng, biến các rặng san hô và bãi cạn nửa nổi nửa chìm thành các đảo nhân tạo đủ lớn cho máy bay quân sự cất hạ cánh, trận địa radar tên lửa và doanh trại cho binh lính đồn trú.
Trung Quốc yêu sách “chủ quyền” vô lý với hầu như toàn bộ Biển Đông, yêu sách 12 hải lý “vùng lãnh hải” đối với các đảo nhân tạo là đặc biệt nhạy cảm vì vi phạm luật pháp quốc tế. Các thực thể này không được hưởng quy chế lãnh hải theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) dưới bất kỳ hình thức nào.
Các quan chức Philippines cho biết, họ đã được Hoa Kỳ thông báo về quyết định tuần tra theo kế hoạch từ mấy hôm trước. Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng an nin hôm Thứ Hai 12/10 nói rằng ông hoan nghênh sự thay đổi này của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Ngoại trưởng John Kerry đã lên kế hoạch trao đổi với Úc, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ngày 12, 13/10 ở Boston, nơi các cuộc tuần tra đã được thảo luận.
Cố vấn cao cấp về Trung Quốc tại Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink nói với một nhóm các nhà phân tích Mỹ trong cuộc họp tại Washington sau khi Tập Cận Bình vừa rời khỏi Hoa Kỳ rằng, Nhà Trắng đã quyết định tuần tra gần các đảo nhân tạo. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã thống nhất kế hoạch.
Video đang HOT
Kritenbrink không tiết lộ khi nào sẽ tiến hành tuần tra, nhưng ông cho biết kế hoạch được tạm hoãn để không làm gián đoạn chuyến thăm Hoa Kỳ của Tập Cận Bình.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mỹ đã làm tốt chuẩn bị chi viện Philippines giám sát Biển Đông
Đô đốc Harry Harris cam kết, Mỹ đã sẵn sàng chi viện cho Philippines ở Biển Đông, hai bên sẽ tăng cường diễn tập. Mỹ lo ngại mất vai trò lãnh đạo.
Quân đội Mỹ có thể hộ tống cho tàu Philippines tiếp tế ở đá ngầm Biên ĐôngTướng Nhật đến Philippines nâng cấp quan hệ quốc phòng, quan ngại Biển ĐôngTàu ngầm hạt nhân Mỹ đến Philippines để theo dõi tàu ngầm Trung Quốc
Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 29 tháng 8 đưa tin, Tư lệnh Bộ Tư lênh Thai Binh Dương Mỹ Harry Harris gần đây đến thăm Philippines, ngày 27 tháng 8 đến đảo Palawan, báo chí Philippines cho biết, Đô đốc Harry Harris đã đến hiện trường "khảo sát tình hình Biển Đông".
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris vừa đến thăm Philippines
Người phát ngôn Quân đội Philippines Restituto Padilla ngày 27 tháng 8 cho biết, Bộ Quốc phòng Philippines đã đưa ra đề nghị với Mỹ "giám sát Biển Đông" và "hộ tống".
Viện trưởng Trang Quốc Thổ thuộc Viện nghiên cứu Nam Dương, Đại học Hạ Môn Trung Quốc ngày 28 tháng 8 trả lời phỏng vấn cho biết, Philippines đã không phải lần đầu tiên đưa ra yêu cầu tương tự, nhưng Mỹ thực ra không có nghĩa vụ chống lưng cho họ.
Mỹ luôn né tránh và đứng ở góc khuất, để Philippines đứng ra đối mặt, đối đầu với Trung Quốc, để đạt được lợi ích của mình ở Biển Đông - Trang Quốc Thổ tuyên truyền.
Tờ "Philippines Star" ngày 28 tháng 8 dẫn lời Restituto Padilla cho biết, khi gặp gỡ với Đô đốc Harry Harris, quan chức Philippines đề xuất, hy vọng Mỹ tiến hành giám sát và trinh sát "theo thời gian thực" đối với hành động của "quốc gia liên quan" trên Biển Đông để ứng phó với các hoạt động bành trướng của Trung Quốc.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris vừa đến thăm Philippines
Ngoài ra, Philippines còn đề nghị Mỹ cung cấp yểm trợ trên không cho tàu dân dụng Philippines, bởi vì "khi tàu thuyền mỗi lần cung cấp tiếp tế cho bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do một tốp lính Philippines đồn trú chiếm giữ trái phép), sẽ bị Trung Quốc cản trở (hành động cản trở để áp đặt chủ quyền của Trung Quốc cũng bất hợp pháp)".
Theo Trang Quốc Thổ, căn cứ vào "Hiệp định phòng thủ chung Mỹ-Philippines", Mỹ thực sự có trách nhiệm hỗ trợ phòng thủ cho Philippines, nhưng phạm vi cũng rất rõ ràng, đó là từ 118 kinh độ đông về phía đông. Khu vực này là vùng biển quản lý của Philippines mà trước đây Mỹ cho phép, nhưng không bao gồm vùng biển "tranh chấp" Biển Đông giữa Trung Quốc-Philippines (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp).
Tờ "Philippines Star" cho rằng, Tư lệnh Quân khu miền Tây Philippines Alexander Lopez cho biết, Đô đốc Harry Harris đã cam kết sẽ cung cấp trợ giúp cho Philippines - đồng minh cũ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris vừa đến thăm Philippines
Hãng tin Reuters Anh trước đó đưa tin, Đô đốc Harry Harris ngày 25 tháng 8 đến Philippines. Nguồn tin từ Quân đội Philippines tiết lộ, Mỹ và Philippines có kế hoạch tăng cường diễn tập quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo hãng tin AP Mỹ, khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Đô đốc Harry Harris cam kết, Mỹ đã làm tốt chuẩn bị cho việc cung cấp chi viện. Khoảng 1 tháng trước, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift cũng đã đến thăm đảo Palawan, Philippines.
Đối với việc tiếp xúc dồn dập với Philippines của quan chức cấp cao Quân đội Mỹ, Trang Quốc Thổ cho rằng, cùng với việc sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông từng bước tăng cường, Mỹ rất bất an, cho rằng, điều này sẽ đe dọa quyền chủ đạo của họ ở Biển Đông, vì vậy, họ sẽ tiến hành ứng phó rõ ràng, giúp đỡ Philippines chỉ là một trong những thủ đoạn của họ.
Ngoài ra, tờ "Thương báo" Philippines ngày 28 tháng 8 còn cho biết, nửa đầu năm nay, du khách Trung Quốc đến Philippines là 193.000 lượt người, giảm 15,85% so với cùng kỳ.
Tổng thống và Ngoại trưởng Philippines tiếp đón Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris
Trong khi đó, Bộ Du lịch Philippines cho rằng, điều này là do Trung Quốc lấy cớ vấn đề Biển Đông để cấm du khách đến Philippines một cách không chính thức, ngoài ra, còn do Trung Quốc "chống tham nhũng và đề xướng sống tiết kiệm khiến cho những người có tiêu dùng cao giảm đi ra nước ngoài".
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Philippines đề nghị Mỹ đưa máy bay hộ tống các chuyến tiếp tế ở Biển Đông "Nếu người Mỹ bay xung quanh đó, chúng tôi sẽ không gặp rắc rối", ông Gazmin nói. "Chúng tôi cần được giúp đỡ trong các phi vụ tiếp tế của chúng tôi". Mỹ muốn hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc duy trì hòa bình ở Biển Đông"Đừng nghĩ căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa không liên lụy gì...