Mỹ theo đuổi dự án chiếm lĩnh đáy biển
Lầu Năm Góc đang nỗ lực phát triển các kho chứa và căn cứ dưới đáy biển có khả năng di động hoặc ẩn thân chờ đến lúc tham chiến.
Phác thảo ý tưởng dự án UFP – Ảnh: Livescience
Chính quyền Mỹ ngày càng tỏ ra chú trọng môi trường an ninh trên các vùng biển nói chung và Thái Bình Dương nói riêng, nhưng tình trạng cắt giảm ngân sách khiến hải quân nước này khó duy trì lẫn bổ sung các tàu chiến đắt đỏ. Vì thế, các chương trình UFP và Hydra đang là những ưu tiên đầu tư của Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc, nhằm phục vụ nhu cầu chiến tranh trong tương lai.
Phục dưới lòng đại dương
Video đang HOT
Theo tạp chí Time, DARPA vừa thông báo chuẩn bị bước vào giai đoạn 2 của chương trình phát triển UFP sau khi giai đoạn 1 đã cho những kết quả đáng khích lệ. Có thể hiểu UFP là một dạng “căn cứ mini” hoặc kho chứa để cất giấu các thiết bị quân sự điều khiển từ xa dưới đáy biển. Dự án của DARPA mô tả phương tiện này có thể được thả xuống những vị trí cố định dưới biển và tiềm phục trong nhiều năm liền trước khi được “đánh thức” để thực hiện nhiệm vụ cần thiết, chủ yếu là do thám, hậu cần hoặc nghi binh. Theo thiết kế ban đầu, UFP có hình dạng như những ống hình trụ hoặc hình cầu chứa được các thiết bị như máy bay do thám không người lái, máy phá sóng ra đa, ngư lôi… “Một số UFP là hệ thống đa bệ phóng, trong khi số khác chỉ chứa thiết bị duy nhất”, Time dẫn thông cáo của DARPA cho hay. Chúng có thể được rải khắp các vùng biển trên thế giới, tồn tại được dưới độ sâu từ 4.000 – 6.000 m và có khả năng duy trì trạng thái “ngủ đông” nhưng chỉ mất tối đa 2 giờ để trồi lên mặt nước và phóng thiết bị ra kể từ khi nhận tín hiệu kích hoạt.
Các chuyên gia cho biết từ 4.000 – 6.000 m là độ sâu chiếm gần 50% các vùng biển trên thế giới và điều này sẽ “cung cấp một khu vực rộng lớn và đủ sâu để che giấu UFP”. Vì thế, theo DARPA, để có thể phát hiện và phá hủy các “căn cứ mini” này, đối thủ của Mỹ sẽ phải tốn rất nhiều công sức và chi phí. “UFP sẽ là công cụ đắc lực cho hải quân tại những vùng biển nóng bỏng trên thế giới, những nơi mà tình hình địa chính trị phức tạp, gây khó khăn cho việc triển khai tàu chiến thông thường”, một quan chức Lầu Năm Góc nói với Time.
Đến nay, DARPA vẫn chưa công bố về chi phí sản xuất lẫn quá trình cấy UFP. Cơ quan này chỉ cho biết trong giai đoạn 1 họ thử nghiệm các vật liệu chế tạo khác nhau như kim loại, gốm công nghệ cao và nhựa để tìm kiếm khả năng duy trì liên lạc từ xa cũng như chịu được áp suất cao dưới biển. Dự kiến, giai đoạn 2 sẽ tập trung vào phát triển thiết bị cảm biến, cơ khí và hệ thống điện bằng các cuộc thử nghiệm tại vùng tây Thái Bình Dương.
Căn cứ tự hành Hydra
Ngoài UFP, Lầu Năm Góc cũng đang theo đuổi một dự án khác còn tham vọng hơn nữa mang tên Hydra. Theo website của DARPA, dự án này tập trung vào một mô hình căn cứ tự hành dưới lòng biển, có thể triển khai các máy bay, tàu ngầm hoặc tàu nổi không người lái ở mọi lúc mọi nơi chỉ với một cú nhấn nút từ xa. Mục tiêu tối hậu của dự án Hydra là chế tạo cơ sở không người lái dưới mặt nước để đảm bảo năng lực do thám, hậu cần và tấn công trên toàn cầu, thông qua môi trường dưới mặt nước. “Dự án Hydra sẽ phát triển và trình bày một hệ thống không người lái dưới nước, cung cấp cơ chế mới để triển khai các phương tiện không người lái trên không và dưới nước trong môi trường tác chiến”, thông báo của DARPA mô tả. Khi được kích hoạt, các phương tiện này sẽ tách khỏi căn cứ, trồi lên mặt nước để thực hiện nhiệm vụ.
Khác với UFP luôn nằm cố định dưới biển và chỉ hoạt động khi nhận lệnh kích hoạt, Hydra là một mô hình cơ động có thể được triển khai trong vài tuần hoặc vài tháng tại vùng nước tương đối nông, thậm chí có thể là cả hệ thống sông ngòi. Vì thế, một số chuyên gia còn gọi đây là “tàu sân bay ngầm tự hành”. Theo Giám đốc dự án Hydra là Scott Littlefield, “cơ sở hạ tầng công nghệ không người lái ở dưới mặt biển có thể giúp giải tỏa một số căng thẳng nguồn lực và mở rộng năng lực quân sự trong khu vực ngày càng nhiều thách thức”.
Theo tờ USA Today, hồi tuần trước, Lầu Năm Góc đã trình dự thảo ngân sách mới cho chương trình Hydra và yêu cầu tăng ngân sách từ 14,9 triệu USD hiện nay lên 29,9 triệu USD trong năm tài chính 2014 – 2015. Hiện vẫn chưa có thông báo chi tiết những nhà thầu được chọn để hoàn thành dự án, nhưng theo báo mạng Motley Fool, các ứng viên triển vọng nhất là Huntington Ingalls và General Dynamics, 2 nhà thầu từng xây dựng phần lớn hạm đội tàu ngầm của Mỹ.
Theo TNO
Máy bay Malaysia cháy động cơ
Ngày 26.3, một thảm họa hàng không mới suýt xảy ra tại Malaysia sau khi máy bay của hãng Malindo Air buộc phải hạ cánh khẩn cấp do động cơ bị cháy.
Ảnh minh họa
Theo tờ The Star, chiếc ATR-72-600 đang trên đường đến Kuala Terengganu đã gặp sự cố ở độ cao 2.133 m.
Tổ lái đã nhanh chóng đưa máy bay quay về phi trường ở Subang và hạ cánh an toàn. Đây là sự cố thứ tư liên quan đến hàng không Malaysia trong tháng 3, nghiêm trọng nhất đến nay vẫn là vụ mất tích của chuyến bay MH370.
Hôm qua, AFP dẫn lới giới chức Malaysia cho hay vệ tinh đã thu được hình ảnh của 122 vật thể, nhiều khả năng là của MH370, nằm cách Perth (Úc) khoảng hơn 2.500 km. Trước đó Malaysia tuyên bố máy bay có thể đã rơi ở nam Ấn Độ Dương và không ai sống sót nhưng Mỹ và gia đình một số nạn nhân tỏ ra nghi ngờ kết luận này.
Theo tờ The Wall Street Journal, Malaysia Airlines đề nghị trả trước tiền bồi thường cho mỗi hành khách là 5.000 USD nhưng giới luật sư đánh giá mức bồi thường có thể dao động từ 400.000 đến 10 triệu USD/nạn nhân nếu kiện thành công.
Theo TNO
Ukraine rút quân khỏi Crimea, Moldova lo lắng Moldova, quốc gia láng giềng với Ukraine, và phương Tây lo ngại rằng "hiệu ứng Crimea" sẽ lan đến vùng lãnh thổ ly khai Trans-Dniester của nước này. Lực lượng Crimea trong một chiến dịch giành căn cứ quân sự của Ukraine - Ảnh: The Guardian Ngày 24.3, chính quyền lâm thời Ukraine ra lệnh rút toàn bộ binh sĩ đang đóng tại...