Mỹ thêm tập đoàn dầu khí Trung Quốc vào ‘danh sách đen’
Tập đoàn Dầu khí Hải dương và nhà sản xuất chip SMIC bị Washington liệt vào “danh sách đen” với cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/12 bổ sung Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC) và Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc vào danh sách đen gồm những doanh nghiệp trong diện thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc. Động thái này có nguy cơ gây leo thang căng thẳng Washington – Bắc Kinh trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Joe Biden sắp nhậm chức.
Trump trong lễ trao huân chương tại Nhà Trắng hôm 3/12. Ảnh: Reuters .
Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó lên kế hoạch đưa thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen gồm SMIC, CNOOC, Công ty Công nghệ Xây dựng Trung Quốc và Tập đoàn Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc, nâng số công ty thuộc diện này lên 35.
Các doanh nghiệp trong danh sách đen chưa phải chịu biện pháp trừng phạt nào từ Mỹ, nhưng Tổng thống Trump hồi tháng 11 ký sắc lệnh cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phần tại những công ty này kể từ cuối năm sau.
Video đang HOT
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, SMIC và CNOOC chưa bình luận về thông tin.
SMIC và CNOOC là những công ty hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn và khai thác dầu khí. CNOOC tham gia vào nhiều dự án khai thác dầu khí tại Mỹ với sản lượng 76.000 thùng/ngày, trong khi SMIC dẫn đầu tham vọng phát triển nền công nghiệp sản xuất chip bán dẫn nội địa của Trung Quốc.
Một bộ luật năm 1999 quy định Lầu Năm Góc phải đưa ra danh sách các công ty “thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát” bởi quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ mới chỉ thực hiện điều này vào năm 2020.
1.000 người bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc bỏ trốn khỏi Mỹ
Một cuộc điều tra của FBI phát hiện có hơn 1.000 nhà nghiên cứu che giấu mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi Mỹ, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
quân đội Trung Quốc
Cuộc trốn chạy diễn ra sau vụ bắt giữ 6 nhà nghiên cứu Trung Quốc bị cáo buộc nói dối trong đơn xin thị thực về mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc và lời cảnh báo của Washington với đại sứ Trung Quốc rằng, những cá nhân không khai báo sự thật phải rời khỏi Mỹ hoặc đối mặt với sự bắt giữ.
Một số chuyên gia và một cựu quan chức FBI cho biết, con số hơn 1.000 nhà nghiên cứu che giấu mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi Mỹ thật đáng kinh ngạc.
Thực tế, số lượng các nhà nghiên cứu hiện đang làm việc cho quân đội Trung Quốc có thể thấp hơn. Tuy nhiên, tất cả họ đều từng có hoặc có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc và sẽ dễ bị áp lực để làm gián điệp cho Bắc Kinh tại một thời điểm nào đó.
Đại sứ quán Trung Quốc hiện chưa bình luận về vấn đề này.
Trước đó, vào tháng 7, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố cáo trạng đối với 6 cá nhân Trung Quốc bị cáo buộc che giấu mối quan hệ với quân đội nước này. Một người đã cố gắng tránh bị bắt giữ bằng cách tìm nơi ẩn náu trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.
Một nhà nghiên cứu được lệnh nghiên cứu cách bố trí chính xác của một phòng thí nghiệm y tế nhằm xây dựng 1 mô hình y hệt ở Trung Quốc, các đặc vụ liên bang cáo buộc.
Một người khác thì bị cáo buộc đã đánh cắp mã phần mềm mà cố vấn của ông tại Đại học Virginia đã phát triển trong hơn hai thập kỷ.
Các vụ bắt giữ trên, cùng với việc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston vào tháng 7, nơi các quan chức Mỹ cho là đóng vai trò chỉ huy và kiểm soát nhằm chỉ đạo các hoạt động gián điệp, đã làm leo thang nghiêm trọng quan hệ Trung-Mỹ.
Theo FBI và Bộ Tư pháp, dù biết rằng Trung Quốc đang ra sức để trộm cắp công nghệ của Mỹ nhưng họ vô cùng ngạc nhiên khi rất nhiều người rời khỏi Mỹ sau khi lãnh sự quán Trung Quốc đóng cửa, một quan chức Mỹ cho biết.
James Mulvenon, một chuyên gia về gián điệp Trung Quốc đang nghiên cứu mức độ xâm nhập của Trung Quốc vào các cơ quan nghiên cứu của Mỹ, cho biết FBI từ tháng 6 đã phỏng vấn 50-60 nhà nghiên cứu tại 30 thành phố được cho là có liên kết với quân đội Trung Quốc.
Sau khi chính phủ Trung Quốc biết FBI đang để mắt đến những cá nhân này, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng cảnh báo cho họ về cuộc điều tra của FBI và kêu gọi họ xóa sạch các thiết bị điện tử cũng như các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, theo ông James. Các quan chức cho biết những hành động như vậy khiến FBI nghi ngờ quy mô hoạt động của Trung Quốc lớn hơn suy nghĩ ban đầu. Hiện 6 nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt trước đó vẫn đang bị giam giữ và chờ xét xử.
Trung Quốc chỉ trích Pháp bênh 'tội phạm chiến tranh' Trung Quốc đặt nghi ngờ Pháp đứng về phía "tội phạm chiến tranh" sau khi Pháp chỉ trích việc một quan chức Trung Quốc đăng ảnh giả về lính Australia. "Pháp không lên án sự tàn bạo chiến tranh đã hủy hoại và giết hại dân thường, mà thay vào đó buộc tội những người tố cáo hành động tàn bạo đó", đại...