Mỹ thêm chứng cứ truy tố ông chủ WikiLeaks
Bộ Tư pháp Mỹ bổ sung chứng cứ trong cáo trạng chống lại ông chủ WikiLeaks Assange, tố ông chiêu mộ tin tặc và âm mưu xâm nhập máy tính.
Cáo trạng do Bộ Tư pháp Mỹ công bố hôm 24/6 có thêm các bằng chứng mới cho thấy người sáng lập Wikileaks Julian Assange âm mưu cấu kết với các cá nhân từ nhóm tin tặc LulzSec và Anonymous. Assange cũng bị cáo buộc “truy cập trái phép vào hệ thống máy tính chính phủ của một quốc gia thành viên NATO”.
Assange đang đối mặt với 18 cáo buộc hình sự ở Mỹ và bản cáo trạng mới nhất của Bộ Tư pháp không tăng tội danh với ông, chỉ củng cố các tội danh hiện có.
Video đang HOT
Ông chủ WIkiLeaks Julian Assange sau khi bị cảnh sát Anh bắt hồi tháng 4/2019. Ảnh: Reuters.
Wikileaks cùng ngày đăng trên Twitter rằng “bản cáo trạng mới chống lại Julian Assange là một nỗ lực thảm hại nữa của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm lừa gạt công chúng”.
Assange, công dân Australia 48 tuổi, bị Mỹ truy tố theo Đạo luật gián điệp khi năm 2010 gây chấn động vì công bố hàng nghìn tài liệu mật từ Lầu Năm Góc đề cập tới hoạt động của quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Cùng năm, WikiLeaks tiếp tục tung ra hơn 250.000 tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ chứa những đánh giá nhạy cảm về các chính phủ và chính trị gia nước ngoài.
Ông chủ WikiLeaks trốn vào đại sứ quán Ecuador ở London, Anh từ năm 2012 để tránh bị dẫn độ về Thụy Điển với cáo buộc hiếp dâm một phụ nữ nước này. Sau gần 7 năm ẩn náu trong đại sứ quán, ông bị cảnh sát Anh bắt hồi tháng 4/2019 sau khi bị Ecuador hủy cơ chế tị nạn chính trị.
Cảnh sát trưởng từ chức vì thanh niên chết khi bị bắt
Chris Magnus, người đứng đầu Sở Cảnh sát Tucson, bang Arizona, từ chức sau khi một thanh niên chết trong khi bị cảnh sát bắt hồi tháng 4.
Trong cuộc họp báo tại Tucson ngày 24/6, Chris Magnus chiếu video ghi lại cái chết của Carlos Ingram-Lopez, 27 tuổi, trước khi thông báo quyết định từ chức. Magnus cho biết tuy video có âm thanh rõ ràng, hình ảnh đôi lúc khó xem do nó được thu từ camera gắn trên người cảnh sát.
Chris Magnus trong cuộc họp báo tại Tucson ngày 24/6. Ảnh: azcentral.
"Các sĩ quan đã giữ Ingram-Lopez ở tư thế nằm úp sấp khoảng 12 phút", Magnus nói. Ingram-Lopez bị ngừng tim và mặc dù các sĩ quan cố gắng cứu anh này, nhân viên của Dịch vụ Y tế Khẩn cấp (EMS) xác định Ingram-Lopez chết tại hiện trường.
Theo người giám định y tế của hạt, Ingram-Lopez chết vì ngừng tim đột ngột, ngộ độc cocaine cấp tính và tim phình to.
"Chúng tôi xác định ba sĩ quan có liên quan đã vi phạm nhiều quy định và không xử lý tình huống đúng theo huấn luyện", Magnus nói. Tuy nhiên, ông khẳng định các cảnh sát không "đánh đập, ghì gối lên gáy hay kẹp cổ" Ingram-Lopez.
Trong khi bị bắt, Ingram-Lopez bị còng tay và nằm trên sàn nhà. Anh liên tục xin nước và nói rằng mình không thể thở được. Các sĩ quan đắp chăn cho Ingram-Lopez và sau khoảng 12 phút, họ nhận thấy anh này không động đậy. Họ nghĩ rằng Ingram-Lopez bị sốc ma túy và cho anh này dùng thuốc Narcan, sau đó cố gắng hồi sức tim phổi cho đến khi EMS đến.
Ba cảnh sát liên quan đến sự việc đã từ chức ngày 18/6. Họ hiện không bị truy tố nhưng Magnus cho biết điều này có thể thay đổi.
Thị trưởng Regina Romero nói rằng bà chưa được thông báo về việc Magnus từ chức và sẽ phải thảo luận vấn đề với các lãnh đạo thành phố khác.
Ba nghi phạm giết thanh niên da màu bị truy tố Ba nghi phạm liên quan cái chết của thanh niên da màu Ahmaud Arbery ở Brunswick, bang Georgia, bị truy tố 9 tội danh, trong đó có giết người. Ba nghi phạm bị bắt hồi tháng trước gồm Gregory McMichael, 64 tuổi, con ông này là Travis McMichael, 34 tuổi và hàng xóm William Bryan, 50 tuổi, liên quan tới cái chết của...