Mỹ thay đổi lập trường về khu định cư Do Thái và phản ứng của Israel, Palestine
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 18-11 tuyên bố, Washington không còn coi các khu định cư của Israel ở Bờ Tây là vi phạm luật pháp quốc tế.
Những tòa nhà nằm trong một khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây
“Sau khi nghiên cứu kỹ tất cả các khía cạnh của cuộc tranh cãi pháp lý này, chính quyền Mỹ nhất trí rằng, việc xây dựng các khu định cư dân sự của Israel ở Bờ Tây, về bản chất, không phải không phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Pompeo khẳng định, đồng thời lập luận rằng, nên để tòa án Israel quyết định tình trạng các khu định cư, và việc Mỹ coi chúng là trái pháp luật sẽ làm phức tạp tiến trình hòa bình.
Tuyên bố này của Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đảo ngược lập trường bốn thập kỷ nay của Mỹ, đồng thời là đòn giáng mạnh vào nỗ lực vận động thành lập nhà nước của người Palestine.
Lập trường của Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1978 luôn cho rằng, các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng là “không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Israel chiếm Bờ Tây và vùng Đông Jerusalem trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, và nhanh chóng định cư người dân tại vùng lãnh thổ mới. Ngày nay, hơn 600.000 người định cư Do Thái sống ở hai khu vực trên.
Tuy nhiên, Bờ Tây cũng là nơi cư trú của 2,7 triệu người Ả Rập Palestine, trong khi 327.000 người khác sống ở Đông Jerusalem. Người Palestine luôn coi Bờ Tây và vùng Đông Jerusalem là lãnh thổ của nhà nước mình, mà họ đang vận động quốc tế công nhận.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hoan nghênh tuyên bố trên của Ngoại trưởng Pompeo, khẳng định sự thay đổi chính sách của Mỹ khi coi các khu định cư Do Thái không phải hành động phi pháp là “đã sửa chữa sai lầm lịch sử”.
Ông Netanyahu cho biết, chính sách mới này phản ánh một sự thật lịch sử là người Do Thái không phải là kẻ thực dân chiếm đóng Judea và Samaria, tên gọi trong Kinh Thánh của Bờ Tây. Theo ông này, họ được gọi là người Do Thái bởi vì họ là người dân của vùng đất Judea.
Trong khi đó, Người phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, ông Nabil Abu Rudaineh đã lên án hành động này của Mỹ là “trái ngược hoàn toàn với luật pháp quốc tế”.
“Mỹ đã đánh mất uy tín và không thể đóng bất kỳ vai trò nào trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Quan điểm mới của Mỹ là không có giá trị, không thể chấp nhận và sẽ bị lên án”, ông Rudaineh khẳng định.
Ông Hanan Ashrawi, nhà đàm phán kỳ cựu và là thành viên Ủy ban điều hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) cho rằng, hành động này là cú đấm khác vào luật pháp quốc tế, công lý và hòa bình.
Theo anninhthudo.vn
Phái đoàn Palestine đến Gaza hội đàm với phong trào Hồi giáo Hamas
Một phái đoàn đại diện cấp cao của Ủy ban bầu cử Palestine ngày 27/10 đã tới Dải Gaza để đàm phán với phong trào Hamas về các cuộc bầu cử ở Palestine.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử Trung ương Palestine Hanna Nasser. (Nguồn: Getty)
Một phái đoàn đại diện cấp cao của Ủy ban bầu cử Palestine ngày 27/10 đã tới Dải Gaza để đàm phán với phong trào Hamas về các cuộc bầu cử ở Palestine.
Theo văn phòng báo chí của Cửa khẩu Erez, phái đoàn do ông Hanna Nasser, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Trung ương Palestine đứng đầu, đã xuất phát từ Bờ Tây và tiến vào Dải Gaza thông qua Cửa khẩu Erez giữa mũi phía Bắc của vùng đất bị bao vây này và Israel.
Trước đó cùng ngày, ông Nasser và phái đoàn của mình đã được Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas chỉ định tới thăm Dải Gaza và hội đàm với Hamas cùng các phe cánh nhỏ khác của người Palestine về việc tổ chức các cuộc bầu cử của Palestine.
Trước đó, ngày 16/10, Thủ tướng Palestine Mohammed Ishtaye cho biết việc tổ chức bầu cử ở các vùng lãnh thổ của Palestine đang đối mặt với hai thách thức lớn, đó là thách thức ở Dải Gaza và Đông Jerusalem.
Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas giành quyền kiểm soát Dải Gaza kể từ năm 2007 sau khi xung đột với lực lượng an ninh của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Các nỗ lực chấm dứt chia rẽ nội bộ Palestine đến nay luôn thất bại. Các quan chức chính quyền Palestine (PA) lo ngại việc bầu cử cơ quan lập pháp sẽ bị Hamas ở Gaza và Israel ở Đông Jerusalem ngăn chặn.
Cuộc bầu cử lập pháp gần đây nhất được tổ chức tại các vùng lãnh thổ Palestine là vào tháng 1/2006, trong đó Hamas giành đa số áp đảo trong Hội đồng Lập pháp Palestine.
Trước đó, trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 1/2005, ông Abbas được bầu làm Tổng thống Chính quyền Palestine.
Tuy nhiên, chiến thắng của Hamas trong cuộc bầu cử hội đồng lập pháp Palestine không có hiệu lực kể từ khi xảy ra chia rẽ nội bộ năm 2007./.
Theo Thanh Bình (TTXVN/Vietnam )
Palestine và Hiệp ước Oslo: Buông để níu giữ Palestine tuyên bố sẽ ngừng thực thi Hiệp ước hoà bình Oslo. Thông điệp mà Palestine gửi tới Israel là nếu cứ như vậy thì "tương lai sẽ là quá khứ" đối với khu vực Trung Đông. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam. Viễn cảnh Hiệp ước hòa bình Oslo, 25 năm sau. Biếm họa của Stephff. (Twiter) Tại một...