Mỹ thất thế khi tên lửa Nga, Trung ngày càng lợi hại
Tướng Mỹ lo ngại Washington sẽ rơi vào thế bất lợi nếu Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các loại tên lửa hành trình, đạn đạo, siêu thanh.
Phát biểu trong diễn đàn của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (Mỹ), Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ John Hyten cho rằng Washington cần có một cuộc đánh giá về khả năng răn đe chiến lược để xem xét năng lực của mình nhằm giải quyết mối đe dọa tới các bốn quốc gia trên.
Cuộc đánh giá này theo ông Hyten bao gồm việc rà soát các cảm biến, hệ thống chỉ huy, kiểm soát và các lĩnh vực thường không được đề cập tới trong các nghiên cứu của Lầu năm góc.
“Chúng ta cần phải tìm ra ưu tiên của chúng ta là gì”, ông nói.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc (Ảnh: Global Security)
Vị tướng Mỹ nhấn mạnh vai trò quan trọng của cảm biến tích hợp trong tất cả các lĩnh vực cũng như việc phát triển công nghệ đánh chặn như Hệ thống đánh chặn thế hệ kế tiếp (NGI).
Theo Hyten, việc chế tạo NGI là cần thiết để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên.
Trả lời câu hỏi từ một khán giả, ông Hyten chỉ ra rằng tên lửa phóng từ tàu ngầm mới mà Bình Nhưỡng “khoe” trong lễ duyệt binh hồi tháng 1 là bằng chứng cho thấy năng lực của Triều Tiên đang được nâng lên.
Tướng Mỹ khẳng định mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên vẫn đang hiện hữu. Dẫn ra căng thẳng leo thang giữa hai nước vào năm 2017, ông cho rằng Washington cần chuẩn bị cho kịch bản bắn hạ tên lửa Triều Tiên trước khi khí tài này tấn công vào Mỹ.
Ngoài Triều Tiên, tại Thái Bình Dương, Mỹ đang phải đối mặt với mối đe dọa tới từ các loại tên lửa đạn đạo, hành trình hoặc siêu thanh tầm trung của Trung Quốc.
“Chúng ta cần đẩy mạnh năng lực để đối phó với các thách thức mà Trung Quốc đặt ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với dàn tên lửa tầm trung của họ”, ông cho hay.
Bị UAV bất ngờ dội hỏa lực, loạt quân thánh chiến ở Syria bỏ mạng
Một cuộc họp ăn tối của các chiến binh thánh chiến đã bị chấm dứt đột ngột vào hôm qua (22/5) khi một máy bay không người lái (UAV) nghi do liên quân Mỹ cầm đầu tấn công một tòa nhà ở Tây Bắc Syria.
Máy bay không người lái của Mỹ.
Theo Theo tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SORH), ít nhất 22 người chết sau vụ tấn công của UAV, trong đó có 5 thường dân và 17 kẻ thánh chiến.
Vụ tấn công được cho là diễn ra tại làng Jakarah nằm gần thành phố Salqin ở vùng nông thôn phía bắc Idlib.
SOHR cho biết những kẻ tham gia cuộc họp trên bao gồm các chỉ huy của nhóm thánh chiến Hay'at Tahrir Al-Sham đang đào tẩu sang nhóm Hurras Al-Deen có liên hệ với Al-Qaeda.
"Điều đáng chú ý là các chiến binh thánh chiến đã chết trong cuộc tấn công là các chỉ huy và chiến binh bất đồng ý kiến với nhóm Hay'at Tahrir Al-Sham và đồng tình với tổ chức Hurras Al-Din trong việc bác bỏ các thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ về "khu vực giảm leo thang".
Hơn nữa, trong số những kẻ tử vong bao gồm 11 cựu chỉ huy của Hay'at Tahrir Al-Sham, 5 kẻ trong đó không phải là người Syria và 1 kẻ là cựu chỉ huy của IS sau đó gia nhập Hay'at Tahrir Al-Sham" -SOHR cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ bị cho là thực hiện cuộc không kích bằng máy bay không người lái bên trong chính quyền Idlib. Liên minh do Mỹ đứng đầu được cho là đã nhắm mục tiêu vào nhóm Hurras Al-Deen nhiều lần, trong đó có cuộc tấn công hồi đầu năm nay khiến 2 chỉ huy của tổ chức khủng bố này bỏ mạng.
Mẫu xe tăng 'nửa Nga nửa Mỹ' của Triều Tiên Xe tăng mới của Triều Tiên có hình dáng giống tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của Nga và Mỹ, nhưng tính năng thực sự vẫn là bí ẩn. Triều Tiên ngày 10/10 tổ chức lễ duyệt binh trên quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập đảng Lao động. Ngoài những...