“Mỹ thất bại ở Trung Đông, chấp nhận nhìn Nga làm chủ cuộc chơi”
Việc phe đối lập Syria do Mỹ hậu thuẫn suy yếu đã buộc Washington phải miễn cưỡng chấp nhận chiến dịch can thiệp quân sự của Nga ở Syria.
Al Jazeera ngày 16/10 đã đăng tải bài phân tích của giáo sư Anatol Lieven, chuyên gia nghiên cứu về chiến tranh tại Đại học King ở London (Anh) trong cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng Nga-Mỹ ở Syria.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo giáo sư Lieven, Nga có nhiều lý do để triển khai chiến dịch quân sự ở Syria. Tuy nhiên, những lý do này được củng cố chính là bởi những toan tính sai lầm của Mỹ ở Trung Đông.
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga theo đuổi chủ nghĩa hiện thực và tích lũy kinh nghiệm trong hơn hai thập kỷ. Moscow nghĩ rằng kế hoạch huấn luyện và vũ trang cho phe đối lập ôn hòa ở Syria của Mỹ không bao giờ có thể thành công.
Nếu như chính phủ Syria sụp đổ, khu vực sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn hoặc trong một kịch bản tồi tệ nhất, Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda sẽ nắm quyền kiểm soát ở Syria.
Mỹ thất bại ở Trung Đông
Video đang HOT
Do đó, Moscow đã quyết định hỗ trợ đồng mính Syria bằng chiến dịch không kích chống khủng bố. Tổng thống Nga Putin hiểu rõ, Mỹ sẽ không thể làm gì để ngăn chặn hành động của Nga.
Những toan tính sai lầm của Mỹ ở Trung Đông đã đẩy Washington rơi vào tình thế khó xử. Mỹ luôn lo ngại IS liên minh với al-Qaeda, tạo ra mối đe dọa khủng bố lớn nhất ở phương Tây.
Tại Iraq, Mỹ đã buộc phải hợp tác có giới hạn với Iran, cùng hỗ trợ chính phủ Iraq vốn do đại đa số người Hồi giáo Shia lãnh đạo, chống IS. Điều này cũng đóng góp vào thỏa thuận hạt nhân mà chính quyền Tổng thống Mỹ Obama đạt được với Iran.
Washington không thể thành lập liên minh với Iran, tổ chức Hezbollah hay Syria trong khu vực vì những thách thức từ đồng minh Saudi Arabia, các nước vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu như để mất đồng minh ở Trung Đông, Mỹ sẽ còn gặp khó khăn lớn hơn trong cuộc chiến chống khủng bố.
Kết quả là Washington đã để lại những lợi ích và chính sách mâu thuẫn trong khu vực. Từ đó, Trung Đông đã trở nên phức tạp, giao tranh diễn ra nặng nề mà không một giải pháp lãnh đạo ổn định nào có thể thực hiện được ở thời điểm hiện tại.
Washington ngầm chấp nhận hành động của Nga
Theo giáo sư Lieven, Mỹ đã không ngăn cản chiến lược mới của Nga bởi một lý do rõ ràng: Phe đối lập Syria sẽ không thể giành chiến thắng. Ngay trong nội bộ Washington và các quốc gia phương Tây cũng có những quan điểm tán thành với phân tích của Nga.
Dựa trên tình hình thực tế, sự sụp đổ của chính phủ Syria vô hình chung sẽ tạo cơ hội để phiến quân IS hay al-Qaeda kiểm soát đất nước này. Phương Tây đã nhận ra rằng, lật đổ một chế độ ở Trung Đông sẽ chỉ khiến quốc gia đó bị phá hủy. Hệ quả là sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố quốc tế ở những khu vực vô chính phủ.
Theo quan điểm từ Moscow, những ví dụ điển hình ở Afghanistan năm 1992, Iraq năm 2003 và Libya năm 2011 đã chứng minh cho lập luận này.
Như vậy, Washington không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận để Moscow theo đuổi chiến lược quân sự ở Syria. Mỹ đã thất bại ở Trung Đông và giờ đây phải chờ Nga “sảy chân” trước những rủi ro tiềm tàng. Suy cho cùng, một kịch bản như vậy cũng phù hợp với những toan tính lợi ích lâu dài của Washington.
Một trong những rủi ro mà Nga phải đối mặt là làn sóng phản đối trong nước nếu như sa lầy ở Syria. Cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy những dấu hiệu khác biệt so với thời điểm Nga can thiệp vào tình hình ở miền đông Ukraine.
Nếu như Mỹ có một sự lựa chọn thực tế và khả thi về vấn đề này, đây có thể được coi là cách tiếp cận đầy hoài nghi. Nhưng liệu Washington có còn lựa chọn nào khác khả dĩ hơn?, giáo sư Lieven đặt câu hỏi..
Đăng Nguyễn (theo Al Jazeera)
Theo_Người Đưa Tin
Thái Lan: Ủy ban soạn thảo Hiến pháp sẽ được công bố vào ngày 5/10
Ngày 2/10, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã làm việc với ông Meechai Ruchupan, người được đề nghị làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Prayuth thông báo danh sách 40 ứng cử viên được đề nghị cho 20 vị trí thành viên Ủy ban soạn thảo.
Trước đó, Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam đã đề nghị ông Meechai làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp, tuy nhiên, ông Meechai chỉ đưa ra quyết định sau khi trao đổi với Thủ tướng Prayuth và biết được danh sách các thành viên dự kiến - những người sẽ hợp tác với ông trong quá trình soạn thảo Hiến pháp mới.
Meechai Ruchupan, người được đề nghị làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới. (ảnh: Bangkok Post).
Do đó, sau cuộc gặp Thủ tướng Prayuth và xem danh sách các ứng cử viên Ủy ban soạn thảo, ông Meechai cho biết, sẽ đưa ra quyết định vào ngày 5/10.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp, Thủ tướng Prayuth cho biết, ông có danh sách một số ứng cử viên được đề nghị cho vị trí Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp.
Nếu ông Meechai từ chối, một trong số các ứng cử viên còn lại sẽ được lựa chọn và thành viên Ủy ban soạn thảo sẽ được hoàn tất vào ngày 5/10.
Theo kế hoạch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới gồm Chủ tịch và 20 thành viên, sẽ tiến hành xây dựng dự thảo Hiến pháp mới trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 6/10./.
Xuân Hùng
Theo_VOV
Cuộc chơi của đại gia Mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 chưa thật sự vào guồng nhưng vẫn kịp khơi mào một cuộc chơi khác không kém phần sôi động. Thống kê từ các báo cáo nộp lên Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ mới đây cho thấy số lượng tỉ phú đóng góp tiền bạc đang ở mức cao chưa từng có. Báo The...