Mỹ thảo luận nối lại thử hạt nhân sau 28 năm
Các quan chức chính quyền Trump xem xét khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên sau 28 năm để cảnh báo Nga và Trung Quốc.
Washington Post hôm nay dẫn tin từ các quan chức cấp cao chính quyền Trump, cho hay đại diện các cơ quan an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ hôm 15/5 thảo luận có nên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992 hay không.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh Mỹ cáo buộc một số quốc gia như Nga và Trung Quốc triển khai các vụ thử hạt nhân công suất thấp, nhưng không nêu bằng chứng cụ thể và hai quốc gia bác bỏ thông tin. Kịch bản Mỹ nối lại thử hạt nhân được đánh giá sẽ tác động sâu rộng đến mối quan hệ giữa Washington với các cường quốc hạt nhân và đảo ngược lệnh cấm kéo dài hàng thập kỷ liên quan các vụ thử nghiệm tương tự.
Tên lửa Trident II D5LE phóng từ tàu ngầm USS Maine của Mỹ ngày 12/2. Ảnh: US Navy.
Hiện có nhiều thông tin khác nhau về kết quả cuộc họp trên, một quan chức chính quyền cấp cao cho hay chưa có kết luận nào được đưa ra, trong khi một nguồn thạo tin khác cho biết quyết định cuối cùng là tránh nối lại thử nghiệm và tiến hành các biện pháp khác nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc.
Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ từ chối bình luận vấn đề này. NNSA, Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia, đơn vị bảo đảm an toàn cho kho dự trữ vũ khí hạt nhân Mỹ, cũng không bình luận.
Video đang HOT
Lần gần đây nhất Mỹ thử hạt nhân là vào tháng 9/1992. Những ý kiến ủng hộ không phổ biến hạt nhân cảnh báo việc nối lại hoạt động này có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Daryl Kimball, giám đốc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, cho rằng động thái “sẽ là phát súng khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân chưa từng có”.
Kể từ năm 1945, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành khoảng 2.000 vụ thử hạt nhân, trong đó hơn 1.000 vụ do Mỹ thực hiện. Các hậu quả liên quan môi trường và sức khoẻ con người đã dẫn tới một lệnh cấm gần như toàn cầu. Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) đã được 184 quốc gia ký kết.
CTBT được đàm phán từ những năm 1990 song cần được 8 quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân gồm Mỹ, Iran, Israel và Ai Cập, phê chuẩn để phát huy hiệu lực. Mỹ đã ký nhưng chưa phê chuẩn CTBT.
Một quan chức Mỹ cho rằng nếu chính quyền tiến hành thử hạt nhân, Mỹ có thể gây áp lực nhằm ép Trung Quốc tham gia một thỏa thuận ba bên cùng với nước này và Nga. Song những ý kiến ủng hộ không phổ biến vũ khí hạt nhân lại cho rằng động thái chứa đầy rủi ro.
Vũ khí bí mật: Chỉ Nga mới có thứ khiến hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bất lực
Mùa xuân năm nay, tên lửa chống hạm siêu âm đầy hứa hẹn của Nga sẽ được thử nghiệm trên tàu chiến.
Các nhà thiết kế Nga là những người đầu tiên trên thế giới không chỉ làm chủ công nghệ siêu âm, mà chỉ trong vài năm đã tạo ra bước đột phá trong việc phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao. Về các mẫu đáng chú ý theo tài liệu của "Sputnik".
Bay với tốc độ siêu âm
Dự án tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm, được biết đến từ đầu những năm 2010. Năm 2019, Tổng thống Vladimir Putin đã tiết lộ một phần các đặc tính của tên lửa mới: tốc độ 9 Mach (10740 km/h), tầm bay - hơn 1000 km. Sử dụng cả từ đất liền hay trên biển.
Theo các nhà phát triển, hệ thống phòng thủ tên lửa của đối thủ tiềm năng có khả năng phát hiện ra Zircon khi đang bay, nhưng không thể đánh chặn. Phần lớn quãng đường, tên lửa bay ở độ cao vài chục km, liên tục thay đổi quỹ đạo và cơ động. Đầu đạn tương đối nhỏ - khoảng 200 kg. Tuy nhiên, riêng động năng khổng lồ đã đủ để phá hủy một con tàu mặt nước cỡ lớn, chưa kể đến sức mạnh của chất nổ thông thường hoặc hạt nhân.
Vào tháng 12/2019, tên lửa lần đầu tiên được phóng từ tàu chiến. Các thử nghiệm sẽ tiếp tục trong năm nay. Trong tương lai, Zircon sẽ được trang bị cho các tàu mặt nước với bệ phóng của tên lửa hành trình Kalibr và Onyx cho tàu ngầm hạt nhân đa năng "Khasky" thế hệ thứ 5, tàu chống ngầm cỡ lớn Shaposhnikov, và tàu ngầm hạt nhân đa năng sau nâng cấp "Irkutsk" của Hạm đội Thái Bình Dương.
Tấn công ngoài tầm nhìn
Ngoài ra còn có tên lửa hành trình cận âm trên máy bay. Trong trang bị của không quân tầm xa xuất hiện tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 (đầu đạn thông thường), Kh - 102 (đầu đạn hạt nhân). Theo thông tin công khai, khối lượng phóng của X-101 là 2400 kg, tầm bắn 5500 km (cho phép máy bay không cần bay vào khu vực nguy hiểm do hệ thống phòng không đối phương). Khối lượng đầu đạn thông thường khoảng 400 kg, còn công suất đầu đạn hạt nhân là 250 kiloton.
Điểm mạnh của những tên lửa này - độ chính xác cao nhờ hệ thống dẫn đường tiên tiến, đầu đạn tự dẫn, khả năng cơ động cao và khả năng xác định lại mục tiêu ngay cả sau khi phóng. Ngoài ra, hình dạng khí động học của tên lửa và vật liệu thân vỏ hấp thụ sóng radar khiến chúng khó bị phát hiện. Tên lửa Kh-101 đã thực chiến ở Syria, phá hủy hàng chục mục tiêu, độ chính xác theo thiết kế được xác nhận.
Tấn công từ sâu thẳm ...
Các nhà thiết kế Nga đã đạt được một bước đột phá về chất trong lĩnh vực vũ khí dưới nước. Một trong những phát triển mới nhất là "Phulyar" - ngư lôi tự dẫn dưới đáy biển sâu. Phạm vi hơn 60 km, tốc độ khoảng 120 kmh. Độ sâu - lên tới 400 mét. Một ưu điểm khác là độ ồn thấp do lực đẩy phản lực. Ngư lôi này trước hết sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân "Borey" và "Yasen".
Ngoài ra còn có ngư lôi tốc độ cao "Khishnik". Theo một số thông tin, nó sẽ thay thế ngư lôi "Shkval", được sử dụng từ những năm 1970 - nhanh, nhưng quá ồn ào.
Nâng cấp lá chắn tên lửa chiến lược
Để thay cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM R-36M "Voevoda" (theo phân loại của phương Tây Satan) - phát triển từ thời Liên Xô, từ năm 2021, sẽ sử dụng RS- 28 "Sarmat" - ICBM thế hệ mới. RS-28 có khả năng bay siêu âm tới khoảng cách 18000 km qua Bắc Cực hoặc Nam Cực. Block tác chiến có ít nhất 10 đầu đạn hạt nhân tự dẫn riêng biệt. Trong tương lai, "Sarmat" có thể mang theo "Avangard" - một tàu lượn siêu âm với đầu đạn hạt nhân. tăng tốc tới tốc độ 15 Mach (17900 km/h). "Avangard" được bảo vệ khỏi nhiệt động học cao khủng khiếp, trước sóng radar và bức xạ laser. Ngoài ra đầu đạn có khả năng cơ động phi thường, vì vậy không thể bị đánh chặn bằng hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Ngư lôi vô địch tốc độ của Nga sản xuất từ thời Liên Xô, nay vẫn khiến Mỹ phải "lác mắt" Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã từng có những thời gian rất bị động, khi phụ thuộc nặng nề vào hạm đội tàu ngầm để đối phó với lực lượng hải quân Mỹ. Để giải quyết thế bí, một loại ngư lôi siêu tốc độ cho tàu ngầm Liên Xô đã được chế tạo. Cho đến nay, thế giới chưa có loại...