Mỹ: Thành phố New York dỡ bỏ lệnh giới nghiêm sau biểu tình
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio ngày 7/6 thông báo đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, vốn được áp đặt trước đó để đối phó với làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại đây.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: BP)
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio ngày 7/6 thông báo đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, vốn được áp đặt trước đó để đối phó với làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại đây.
Phát biểu trước báo giới, Thị trưởng Bill de Blasio cho biết chính quyền quyết định dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ngay lập tức, trong bối cảnh thành phố nổi tiếng này của Mỹ sắp mở cửa trở lại sau nhiều tháng phong tỏa vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trước đó, ngày 5/6, giới chức thành phố New York đã thông báo gia hạn lệnh giới nghiêm đến ngày 8/6, ngày thành phố dự định mở lại một phần hoạt động, sau khi vẫn có hàng nghìn người tham gia biểu tình chống phân biệt chủng tộc trên đường phố trong đêm 4/6.
Đám đông biểu tình đã kêu gọi cải tổ lực lượng cảnh sát, thay đổi chính sách nhập cư và không chịu giải tán, kể cả khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực vào lúc 20 giờ khiến nhiều người bị bắt.
Theo kế hoạch, thành phố New York sẽ bước vào giai đoạn một thúc đẩy các hoạt động kinh tế bị đóng cửa do dịch COVID-19. Trong giai đoạn mở cửa ban đầu này, hoạt động xây dựng và chế tạo sẽ được phép nối lại hoạt động, trong khi các cửa hàng bán lẻ sẽ cho giới hạn số khách hàng vào mua./.
Xe cảnh sát New York lao vào đám đông biểu tình
Một video trên Twitter ngày 30/5 cho thấy cảnh hai ôtô của sở cảnh sát thành phố New York đã đâm vào những người biểu tình sau khi bị chặn đầu.
Mở đầu đoạn video dài 27 giây, một chiếc xe của sở cảnh sát New York (NYPD) đang đứng yên do bị người biểu tình đem rào chắn chặn lại. Đám đông còn ném nhiều vật thể về phía chiếc xe.
Khoảng 10 giây sau, một xe khác của NYPD chạy tới, đâm thẳng về phía những người biểu tình. Chiếc xe đang đứng im cũng lao theo, đâm đổ cả rào chắn, khiến nhiều người biểu tình ngã xuống đất. Hiện chưa rõ sự việc có gây ra thương vong hay không.
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio cho hay nhà chức trách đang tiến hành điều tra song ông lưu ý các sĩ quan cảnh sát có thể không còn lựa chọn nào khác.
George Floyd, ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút, dù liên tục cầu xin và nói rằng anh "không thể thở".
Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, nhưng nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi bạo lực quá khích là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói.
Bạo loạn ở Mỹ giảm nhiệt Người biểu tình phớt lờ lệnh giới nghiêm ở nhiều nơi nhưng các vụ bạo lực và cướp phá xảy ra ít hơn các đêm trước. Ngày 2/6 đánh dấu đêm thứ 8 liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Giới chức ở New York và thủ đô Washington đã siết...