Mỹ: Thẩm phán chặn lệnh cấm ứng dụng Tiktok tại bang Montana
Ngày 30/11, thẩm phán Mỹ đã phản đối lệnh cấm mạng xã hội TikTok mà bang Montana đưa ra trước đó vốn dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok. Ảnh: THX/TTXVN
Thẩm phán Tòa án khu vực, ông Donald Molloy đã ra phán quyết sơ bộ chặn lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok mà bang Montana đưa ra trước đó, cho rằng động thái này “vượt quá quyền lực nhà nước và vi phạm quyền hiến định của người dùng”. Văn phòng Tổng chưởng lý bang Montana cũng như TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc) hiện chưa đưa ra bình luận về phán quyết sơ bộ trên của thẩm phán Molloy.
Hồi tháng 5 năm nay, Thống đốc bang Montana Greg Gianforte đã ký ban hành luật cấm TikTok. Với lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, Montana trở thành bang đầu tiên tại Mỹ chặn tải ứng dụng video ngắn phổ biến nhất thế giới này. Theo đó, nền tảng này sẽ bị phạt 10.000 USD mỗi lần vi phạm nếu người dùng có thể truy cập, được phép truy cập hoặc tải xuống TikTok, đồng thời có thể bị phạt thêm 10.000 USD/ngày nếu không tuân thủ.
Video đang HOT
Ngay sau đó, TikTok đã đệ đơn kháng nghị, yêu cầu Thẩm phán Tòa án khu vực Molloy ban hành phán quyết sơ bộ ngăn chặn Montana trở thành bang đầu tiên thực hiện lệnh cấm ứng dụng này. Người dùng TikTok ở Montana cũng đã đệ đơn kiện để ngăn chặn lệnh cấm.
Tại Mỹ, hơn 150 triệu người dùng TikTok. Trong đó, ước tính 380.000 người tại bang Montana sử dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn này, chiếm hơn 30% dân số của bang. Ngày càng có nhiều nhà lập pháp Mỹ kêu gọi cấm Tiktok trên toàn quốc do lo ngại vấn đề an ninh.
TikTok cũng đang chịu nhiều áp lực giám sát từ các cơ quan quản lý trên thế giới do lo ngại công ty này lạm dụng dữ liệu người dùng.
Các nước như Anh và New Zealad đã cấm sử dụng ứng dụng này trên các điện thoại của cơ quan nhà nước. Trong khi đó, TikTok nhiều lần bác bỏ cáo buộc trên.
Nepal quyết định cấm TikTok
Ngày 13/11, Nepal thông báo quốc gia này quyết định cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok do quan ngại những tác động tiêu cực của ứng dụng này đến sự hòa hợp xã hội của đất nước.
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin Rekha Sharma cho biết lệnh cấm được đưa ra cùng ngày và các cơ quan liên quan đang xử lý các vấn đề mang tính kỹ thuật.
Theo Bộ trưởng Sharma, lệnh cấm này xuất phát từ việc TikTok thường xuyên được sử dụng để chia sẻ nội dung "gây mất cân bằng xã hội và phá vỡ các cấu trúc gia đình, cũng như các mối quan hệ xã hội".
Nhiều giờ sau khi nhà chức trách công bố quyết định trên, video về lệnh cấm đã thu hút hàng nghìn lượt xem trên chính ứng dụng này.
Trước đó một vài ngày, Chính phủ Nepal đã ban hành chỉ thị yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội hoạt động tại nước này phải thành lập văn phòng đại diện.
Theo công ty truyền thông xã hội We Are Social, TikTok - thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc) - là nền tảng xã hội được sử dụng nhiều thứ 6 thế giới và thu hút khoảng 1 tỷ người dùng mỗi tháng. Tuy nhiên, nền tảng này đang đối mặt với các hạn chế tại nhiều quốc gia do vi phạm các quy định về dữ liệu cũng như do tác động tiềm tàng đối với giới trẻ.
Australia cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ liên bang Australia sẽ cấm TikTok trên các thiết bị của Chính phủ do lo ngại tính bảo mật của ứng dụng bị xâm phạm và nền tảng có thể bị sử dụng cho sự can thiệp của nước ngoài. Chính phủ Australia đã tham gia một danh sách ngày càng tăng các quốc gia cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Ảnh:...