Mỹ thách thức yêu sách trên biển của 13 nước
Lầu Năm Góc thông báo trong năm 2015 Mỹ đã tiến hành các hoạt động thách thức yêu sách trên biển của 13 quốc gia, trong đó có Trung Quốc.
Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ từng tuần tra áp sát đá Su Bi (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp) hồi cuối tháng 10.2015Reuters
Theo báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc công bố ngày 25.4, quân đội Mỹ đã tiến hành các hoạt động chứng tỏ tự do hàng hải, thách thức các yêu sách trên biển của 13 nước, đặc biệt là nhiều yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Reuters ngày 26.4.
Cụ thể, quân đội Mỹ điều các tàu hải quân và máy bay quân sự đến các vùng biển mà các quốc gia gần đó cố gắng áp đặt quyền kiểm soát, nhằm thể hiện rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận những sự hạn chế đó. Mặc dù vậy, báo cáo không nêu rõ Mỹ đã tiến hành bao nhiêu hoạt động để thách thức yêu sách của từng quốc gia.
Video đang HOT
Các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ bắt đầu từ năm 1979, dưới sự điều phối của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, và tuân thủ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển ngay cả khi Washington không phải là một bên ký kết. Năm 2014, quân đội Mỹ đã thách thức yêu sách trên biển của 19 nước.
Mỹ thách thức yêu sách trên biển của các nước thông qua việc điều máy bay quân sự và tàu đến tuần tra ở vùng biển mà các quốc gia gần đó cố gắng áp đặt quyền kiểm soát Reuters
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Reuters cho biết quân đội Mỹ thường tiến hành các hoạt động tự do hàng hải để thách thức các yêu sách trên biển của Trung Quốc trong những năm gần đây và đã tiếp tục hoạt động này trong năm 2015. Mỹ đã điều tàu khu trục và máy bay tới tuần tra áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Mặc dù Trung Quốc liên tục phản đối nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra như vậy ở Biển Đông. Giới chức quốc phòng Mỹ cho rằng các hoạt động tuần tra của Mỹ cần đẩy mạnh, nhất là khi Trung Quốc liên tục khiến các nước lo ngại vì yêu sách phi lý cũng như các hành động đẩy nhanh quân sự hóa của mình trên Biển Đông.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Việt Nam hoan nghênh Mỹ - Philippines tuần tra chung Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng mọi nỗ lực duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông đều đáng hoan nghênh.
Chiến hạm Mỹ phối hợp với Philippines tuần tra chung ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Wikipedia
"Duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Vì vậy, mọi nỗ lực của các bên vì mục tiêu chung này đều đáng được hoan nghênh", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm nay nói trong cuộc họp báo thường kỳ.
Ông Bình tuyên bố sau khi phóng viên đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Mỹ thông báo sẽ thường xuyên tuần tra chung cùng Philippines trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 14/4 tuyên bố nước này và Philippines mới đây lần đầu tiên tuần tra chung ở Biển Đông. Ông cho biết hai nước sẽ tiếp tục lặp lại hoạt động này.
Ông Carter cũng khẳng định sẽ có thêm lực lượng và máy bay Mỹ được triển khai luân phiên tại Philippines, giúp tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở đây. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho rằng sự hiện diện của Mỹ "sẽ ngăn chặn những hành động không được chào đón của Trung Quốc".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc triển khai phi pháp chiến đấu cơ J-11 ở Hoàng Sa Hình ảnh vệ tinh Mỹ thu thập được cho thấy Trung Quốc triển khai phi pháp các chiến đấu cơ mới và củng cố hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hình ảnh hai chiến đấu cơ J-11 trên đảo Phú Lâm. Ảnh: FoxNews Theo Fox News, hình ảnh vệ tinh...