Mỹ tăng tốc tiêm 2,3 triệu liều vaccine Covid-19 một ngày
2,3 triệu liều vaccine được triển khai ngày 12/3, tăng 40% so với đúng một tháng trước, đưa Mỹ gần hơn đến mục tiêu chủng ngừa cho tất cả người lớn trước 1/5.
Chỉ một ngày trước đó, trong bài phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden yêu cầu các bang cung cấp vaccine cho tất cả người Mỹ trưởng thành trước 1/5, nhằm đưa cuộc sống trở về gần với bình thường vào mùa hè.
Thống kê hôm 12/3 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Mỹ đã tiêm hơn 100 triệu liều vaccine, tương đương 30% số lượng vaccine được tiêm trên toàn cầu. Theo đó, 65,9 triệu người Mỹ được tiêm ít nhất một liều, 10,5% tổng dân số tiêm đủ hai liều (35 triệu người), 61% những công dân trên 65 tuổi – nhóm chịu rủi ro cao nhất do Covid-19, đã được tiêm ít nhất một liều.
Những tiến bộ diễn ra trong bối cảnh sản xuất vaccine Covid-19 đang được đẩy mạnh. Chính quyền Biden đưa ra những quyết định quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất và phân phối. Những điểm tiêm chủng đại trả đang mọc lên và mở rộng trên toàn quốc.
Hôm 12/3, Nhà Trắng thông báo Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang sẽ biến một sân bóng ở Detroit thành địa điểm có khả năng tiêm cho 6.000 người mỗi ngày. Ngoài ra, ngày càng có nhiều bang mở rộng đối tượng đủ điều kiện phòng. Alaska, một trong những bang tiêm chủng thành công nhất, trở thành nơi đầu tiên ở Mỹ tiêm vaccine cho bất kỳ ai từ 16 tuổi trở lên.
Tổng thống Biden đặt mục tiêu triển khai 100 triệu liều trong 100 ngày đầu tại nhiệm, với số liều được tiêm trung bình một ngày là 1,5 triệu. Với tốc độ hiện nay, Mỹ sẽ vượt chỉ tiêu ông Biden đặt ra trong một tuần tới. Nhiều chuyên gia dự báo, với số lượng 500 triệu liều vaccine Covid-19 Mỹ dự kiến nhận trong thời gian tới, nước này có thể đạt miễn dịch cộng đồng vào mùa hè, với tỷ lệ người dân được chủng ngừa lên tới 65% đến 80%.
Video đang HOT
Song, tiêm chủng cho người dân là một cuộc đua với thời gian khi các biến thể mới đang nổi lên và nhiều bang đang nới lỏng hạn chế. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cảnh báo đây không phải là lúc dỡ bỏ hạn chế và kêu gọi người dân duy trì quy định về khẩu trang nhằm giảm lây nhiễm. “Chúng tôi cần người dân tiếp tục rửa tay, thực hiện giãn cách và đeo khẩu trang theo khuyến cáo của CDC. Dù có dồn toàn bộ nguồn lực, chúng ta sẽ chỉ chiến thắng virus nếu đoàn kết”, ông Biden phát biểu ngày 11/3.
Nỗi sợ vaccine đe dọa cuộc chiến chống Covid-19 của Trung Quốc
Nỗi lo ngại về an toàn vaccine của người dân khiến Trung Quốc không thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho 50 triệu dân trước 11/2.
Mục tiêu tiêm chủng này được Trung Quốc đưa ra vào tháng 12/2020, trong nỗ lực giành thế chủ động trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Dù đây là một mục tiêu đầy tham vọng, nhiều người cho rằng nó không quá sức đối với quốc gia đã kiểm soát đại dịch tốt hơn hầu hết quốc gia khác.
Tuy nhiên, chiến dịch tiêm vaccine lại là lĩnh vực bộc lộ thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến. Tính tới 22/2, tỷ lệ tiêm chủng của Trung Quốc chỉ là 2,89 trên 100 người, khoảng 40,5 triệu liều, theo nhóm giám sát chiến dịch triển khai vaccine của Bloomberg. Trong khi đó, tỷ lệ này của Mỹ là 19,33 trên 100 người, khoảng gần 65 triệu liều.
Với tốc độ hiện tại, một phân tích của Bloomberg dự đoán Trung Quốc phải mất hơn 5 năm để đạt miễn dịch cộng đồng cho đất nước khoảng 1,4 tỷ dân, trong khi Mỹ mất khoảng 11 tháng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một người đàn ông ở Bắc Kinh hồi tháng 1. Ảnh: AP.
Adam Minter, biên tập viên của Bloomberg, cho rằng vấn đề về sản xuất và ngoại giao vaccine là hai yếu tố khiến Trung Quốc chưa thể hoàn thành mục tiêu tham vọng đã đặt ra. Tuy nhiên, Minter nhận định yếu tố quan trọng hơn là những lo ngại lâu nay của người dân Trung Quốc về độ an toàn và tác dụng phụ của vaccine.
Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy tỷ lệ nhân viên trong các công ty Trung Quốc quan tâm tới tiêm chủng chỉ dao động từ 30% tới dưới 50%.
"Để hoàn thành mục tiêu tiêm chủng và đạt miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc cần phải khuyến khích nhiều công dân vượt qua nỗi sợ của họ", Minter nhận định.
Người Trung Quốc không phải lúc nào cũng ngại ngần với vaccine. Các chiến dịch tiêm chủng của chính phủ từ thập niên 1950 đã được chấp thuận rộng rãi, chủ yếu là vùng nông thôn thường bị bệnh truyền nhiễm tấn công.
Trong thập niên 1970, việc đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nông thôn đã mang lại kết quả ấn tượng: tỷ lệ mắc bệnh bại liệt giảm 77% trong thập kỷ đó và bệnh sởi giảm 60%. Tới năm 2019, tỷ lệ tiêm phòng cơ bản cho trẻ em Trung Quốc đã vượt 90%, thuộc tốp cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, những thành công đó không thể xua tan hết lo ngại của người dân về vaccine, sau các vụ bê bối vaccine trong thập kỷ qua. Năm 2016, chính phủ Trung Quốc đóng cửa một cơ sở sản xuất vaccine trái phép hoạt động từ năm 2011 và bán ra thị trường khoảng hai triệu liều không được bảo quản đúng cách. Cuộc khảo sát được tiến hành hai tháng sau đó phát hiện 16% phụ huynh Trung Quốc không muốn tiêm chủng cho con vì bê bối này.
Hai năm sau, nhà sản xuất vaccine Changsheng bị cáo buộc làm giả dữ liệu về vaccine phòng bệnh dại và bán các liều vaccine phòng ho gà, uốn ván và bạch hầu không hiệu quả. Công ty này bị phạt 9,1 tỷ nhân dân tệ (1,34 tỷ USD), với hơn 40 quan chức chính phủ, bao gồm 7 quan chức cấp tỉnh, bị kỷ luật ở các hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, hậu quả của bê bối này chưa chấm dứt ở đó. Một khảo sát được thực hiện sau đó cho thấy 70% người được hỏi cho biết không còn tin tưởng vào tiêm chủng và hơn 50% không hài lòng với phản ứng của chính phủ.
Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc đã không ngừng thúc đẩy chương trình phát triển vaccine Covid-19 như bằng chứng cho thấy ngành dược phẩm nước này đã đạt tiêu chuẩn thế giới. Tuy nhiên, rất ít bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc sẵn sàng đón nhận vaccine.
Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra hầu hết phụ huynh Trung Quốc vẫn lựa chọn tiêm cho con các loại vaccine miễn phí được chính phủ khuyến nghị, 74% phụ huynh vẫn lo ngại về tác dụng phụ, 64% lo lắng về độ an toàn và 54% hoài nghi về tính hiệu quả của chúng.
Những lo ngại đó có thể đã chuyển sang vaccine Covid-19, theo Minter. Biên tập viên của Bloomberg cho hay khảo sát của Ipsos năm ngoái chỉ ra Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ dự định tiêm vaccine Covid-19 cao hơn bất kỳ nước nào. Nhưng Abram Wagner, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Michigan, người nghiên cứu về thái độ chần chừ với vaccine ở Trung Quốc, cho biết ông không ngạc nhiên khi điều đó không thể chuyển thành tỷ lệ tiêm chủng cao ở Trung Quốc.
"Họ sẽ nói 'tôi muốn tiêm vaccine' khi tham gia khảo sát, nhưng mọi thứ sẽ khác khi vaccine Covid-19 thực sự được cung cấp", Wagner nói.
Một yếu tố có thể gây ra nỗi sợ là những thông tin gần đây về vaccine Covid-19 giả. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc (SPP) giữa tháng này cho biết đã phá đường dây bán 58.000 liều vaccine giả. "Chỉ riêng thông tin này cũng đủ khiến một số người Trung Quốc cảm thấy do dự trước lọ thuốc và kim tiêm", Minter viết.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không "tụt hậu" lâu trong cuộc đua tiêm chủng, nếu lãnh đạo nước này thể hiện quan điểm ủng hộ vaccine mạnh mẽ hơn, như công khai việc tiêm chủng của họ, theo Minter.
"Đây sẽ là một con đường dài để xây dựng niềm tin vào vaccine cũng như vào các công ty vaccine từ lâu được nhà nước bảo vệ", Minter nhận định. "Đây là bài toán xây dựng lòng tin mà giới tinh hoa Trung Quốc thường không thực hiện. Nhưng giữa đại dịch, nó đáng để thử".
Pfizer thử liều vaccine COVID thứ ba, tăng miễn dịch gấp 20 lần phòng biến chủng mới Mặc dù liệu trình 2 liều vaccine COVID-19 của Pfizer đã đạt hiệu quả phòng bệnh tới 95%, hãng vẫn đang xem xét việc tiêm liều thứ ba liệu có thể giúp ích trong đối phó các biến chủng mới của SARS-CoV-2. Doses of the Pfizer-BioNTech coronavirus vaccine at CHIREC Delta Hospital in Brussels on Feb. 3.Yves Herman / Reuters file Theo NBC...