Mỹ tăng tốc phát triển vũ khí siêu vượt âm để đuổi kịp Trung Quốc và Nga
Trung Quốc và Nga đang khiến Mỹ phải đẩy nhanh phát triển vũ khí siêu vượt âm. Lầu Năm Góc đang tìm cách tăng tốc độ thử nghiệm và nghiên cứu để tránh bị tụt lại phía sau.
Theo kênh CNN ngày 20/11, thông tin trên do Phó Đô đốc Johnny Wolfe, Giám đốc chương trình Hệ thống Chiến lược của Hải quân Mỹ đưa ra. Ông nói: “Cho đến gần đây, vẫn chưa có động lực thực sự nào để chúng tôi sử dụng công nghệ đó và đưa nó vào hệ thống vũ khí. Trước đây, chưa có nhu cầu. Nhưng bây giờ thì có. Đó là lý do tại sao chúng tôi có cảm giác cấp bách phải giải quyết vấn đề này”.
Ông Wolfe đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh quân đội Mỹ đã thực hiện hai vụ phóng thử rocket để thu thập dữ liệu cho quá trình phát triển vũ khí siêu vượt âm. Ông thừa nhận rằng Trung Quốc và Nga đã phát triển các vũ khí mà Mỹ không có. Có khoảng chục thí nghiệm được thực hiện trong mỗi lần phóng thử nghiệm nói trên, gồm các thí nghiệm trong các lĩnh vực như vật liệu chịu nhiệt, thiết bị điện tử cao cấp và vật liệu nhẹ. Tất cả đều cần thiết để phát triển và triển khai thành công vũ khí siêu vượt âm.
Nga đã triển khai tên lửa siêu vượt âm Kinzhal ở Ukraine. Đây có lẽ là lần đầu tiên loại vũ khí này được sử dụng trong cuộc xung đột. Trong cuộc thử nghiệm năm ngoái, một tên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc đã bay vòng quanh thế giới trước khi bắn trúng mục tiêu.
Ông Wolfe khẳng định: “Trung Quốc và Nga là động lực”.
Video Nga thử tên lửa siêu vượt âm Zircon ở Biển Barents (nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)
Vũ khí siêu vượt âm di chuyển với tốc độ lớn hơn Mach 5, tức là khoảng 6.400km/h, khiến chúng khó bị phát hiện và đánh chặn kịp thời. Các tên lửa siêu vượt âm cũng có thể cơ động và thay đổi độ cao, giúp tránh được các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại.
Lầu Năm Góc đã yêu cầu 4,7 tỷ USD dành cho nghiên cứu siêu vượt âm trong năm tài chính tiếp theo, tăng từ 3,8 tỷ USD. Mỹ đang phát triển một số chương trình vũ khí siêu vượt âm khác nhau trong các quân chủng, nhưng một loạt các thử nghiệm thất bại đã cản trở một số chương trình.
Lực lượng Không quân Mỹ cuối cùng đã thực hiện thành công các cuộc thử nghiệm Vũ khí Phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) sau 3 lần thử nghiệm thất bại liên tiếp. Vũ khí siêu vượt âm thế hệ mới Common Hypersonic Glide Body của Lục quân và Hải quân cũng bị lỗi thử nghiệm vào mùa hè trong lần thử nghiệm toàn bộ hệ thống đầu tiên.
Tuy nhiên, ông Wolfe nói rằng thất bại không phải là điều tiêu cực. Ông nói “Mỗi lần thử nghiệm là một cơ hội để học hỏi, bất kể kết quả cuối cùng là gì. Tôi nghĩ thất bại là một phần của quá trình”.
Lục quân Mỹ có kế hoạch triển khai Vũ khí Siêu vượt âm Tầm xa (LRHW) vào năm tới. Đây sẽ là hệ thống siêu vượt âm đầu tiên được quân đội Mỹ sử dụng. Hệ thống này sử dụng một tên lửa đẩy hai tầng để tăng tốc một quả đạn đang trượt lên tốc độ siêu vượt âm. Sau đó, bộ phận trượt sẽ lao tới mục tiêu với tốc độ rất cao, sử dụng động năng làm vũ khí.
Hải quân Mỹ có kế hoạch triển khai phiên bản hệ thống riêng trên các tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Zumwalt vào năm 2025. Họ cũng lên kế hoạch thử nghiệm một phiên bản dành cho tên lửa siêu vượt âm phóng từ tàu ngầm vào cuối thập kỷ này.
Ông Tom Karako, Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Về cơ bản, đó chỉ là thế hệ tên lửa tiếp theo”.
Ông Karako cho biết Mỹ đã ngừng nghiên cứu và phát triển các chương trình siêu vượt âm trong những năm qua. Nhưng khi Trung Quốc và Nga tăng cường đầu tư vào các hệ thống này, Mỹ đã tìm cách đuổi kịp một cách tích cực.
Ông Karako nói: “Chúng ta không làm điều đó chỉ vì họ làm vậy. Chúng ta đang làm điều đó vì những nhu cầu quân sự đặc biệt”.
Không chỉ các nước lớn trên thế giới mới quan tâm tới những vũ khí cao cấp này. Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công tên lửa siêu vượt âm vào đầu năm nay. Tuần trước, Iran tuyên bố Lực lượng Hàng không Vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo đã phát triển một tên lửa siêu vượt âm.
Khó phòng thủ trước tên lửa siêu vượt âm, Mỹ làm gì để đối phó?
Không thể phòng thủ trước tên lửa siêu vượt âm bằng các hệ thống thông thường, Hải quân Mỹ chuyển sang hệ thống vũ khí "nhanh hơn và sát thương hơn" để đối phó với Trung Quốc, Nga.
HELIOS, một hệ thống vũ khí laser mới có khả năng tăng cường phòng thủ cho Hải quân Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin.
Hải quân Mỹ đang phát triển công nghệ mới về Vũ khí Năng lượng Định hướng (DEW) nhằm đối phó với các loại vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc và Nga trong bối cảnh khả năng phòng thủ hạn chế trước những tên lửa cơ động cao này.
Đô đốc hàng đầu của Hải quân Mỹ Michael Gilday tuyên bố rằng các hệ thống năng lượng định hướng đang được phát triển như một biện pháp đối phó tiềm năng chống lại tên lửa siêu vượt âm, gọi những tiến bộ của Nga và Trung Quốc trong công nghệ vũ khí siêu vượt âm là "một mối quan ngại đáng kể".
Theo ông Gilday, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, đồng thời là Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa nước này, việc phát triển các thiết bị sử dụng tia laser năng lượng cao hoặc sóng vi sóng công suất cao để loại bỏ mối đe dọa là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin chuyển giao cho Hải quân Mỹ hệ thống laser năng lượng cao có tên "HELIOS", một loại vũ khí tia laser năng lượng cao có tích hợp bộ dò tìm và giám sát quang học. Đây là hệ thống vũ khí laser chiến thuật đầu tiên được tích hợp vào các tàu hiện có của Mỹ như một yếu tố chính trong phương án phòng thủ đa tầng.
Hải quân Mỹ hiện đang sử dụng Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis được triển khai trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương lớp Ticonderoga, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, nó không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc và Nga có khả năng cơ động cao.
Trong khi Nga đã bắn một tên lửa hành trình siêu vượt âm Kinzhal trong cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 3, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm hệ thống lượn siêu vượt âm lịch sử vào mùa hè năm ngoái, có thể bay nhiều vòng quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp, sau đó trở lại khí quyển và lao xuống mục tiêu với tốc độ lớn từ những hướng không ngờ tới, đặt ra thách thức không nhỏ với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Do đó, Mỹ đang nỗ lực hướng tới hệ thống phòng thủ tên lửa chống siêu vượt âm nhiều lớp, trong bối cảnh tên lửa siêu vượt âm rất khó bị đánh chặn do tốc độ bay rất nhanh, quỹ đạo không thể đoán trước.
Để chống lại mối đe dọa do những tên lửa siêu vượt âm gây ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng với những đối thủ đáng gờm như Nga và Trung Quốc, Mỹ đang phát triển khả năng sử dụng DEW như một biện pháp phòng thủ chống lại những tên lửa siêu vượt âm của họ.
Theo quan các quan chức quốc phòng Mỹ, một phương pháp khả thi để ngăn chặn vũ khí siêu vượt âm là triển khai các hệ thống năng lượng có định hướng, sử dụng tia laser hoặc sóng vi sóng để làm hỏng hệ thống hoặc can thiệp vào thiết bị điện tử của nó.
Về bản chất, DEW là loại vũ khí phá hủy, làm hỏng hoặc vô hiệu hóa các mục tiêu với năng lượng tập trung cao, bao gồm tia laser, năng lượng sóng hoặc chùm hạt. Chúng có thể được cơ động ở tốc độ cao để cho phép gây ra các tác động mạnh đối với các cơ sở, phương tiện, nhân sự và thiết bị liên quan đến tên lửa siêu vượt âm một cách hiệu quả.
Đạo luật ủy quyền quốc phòng của Mỹ năm 2022 đã được thông qua vào tháng 12/2021 cho phép Cơ quan phòng thủ tên lửa nước này nghiên cứu và phát triển các công nghệ laser để sử dụng trong các ứng dụng phòng thủ tên lửa đạn đạo và siêu thanh.
Theo Heidi Shyu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách về Nghiên cứu và Kỹ thuật, Lầu Năm Góc coi các hệ thống năng lượng định hướng là một lĩnh vực công nghệ vô cùng quan trọng. Đầu năm nay, ông Shyu nói rằng các DEW sử dụng tia laser hoặc sóng vi sóng để tiêu diệt các mục tiêu đã đạt đến "độ chín muồi" về công nghệ mà quân đội Mỹ có thể thực hiện chúng.
Tháng 6/2022, Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng đệ trình một chiến lược nhằm đánh bại các mối đe dọa tên lửa siêu vượt âm bằng cách sử dụng các khả năng "bất đối xứng", bao gồm các hệ thống năng lượng và vi sóng định hướng, trong số những biện pháp khác. Một số nhà thầu quốc phòng Mỹ đã được phép đầu tư vào việc phát triển DEW.
Theo nhà phân tích hàng không vũ trụ và phòng thủ Girish Linganna, các hệ thống năng lượng định hướng sử dụng laser hoặc vi sóng là nhằm để phá hủy hoặc gây hư hại các thiết bị điện tử của hệ thống tên lửa siêu vượt âm. Chúng tạo ra một lực gây sát thương mạnh với tốc độ ánh sáng, tức là khoảng 3.00.000 km mỗi giây.
Thứ hai, lực cản khí quyển và các hiệu ứng hạn chế của trọng lực, không ảnh hưởng đến chùm năng lượng của các vũ khí này. Thứ ba, những vũ khí này là vô cùng chính xác. Thứ tư, thay đổi cường độ và loại năng lượng được cung cấp có thể thay đổi tác động của DEW đối với các mục tiêu khác nhau.
"Chúng ta biết rằng các tên lửa siêu vượt âm di chuyển với tốc độ ít nhất là Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh). Bất kỳ chùm năng lượng nào được phát ra bởi tia laser hoặc DEW đều di chuyển với tốc độ ánh sáng. Vì vậy, rất có khả năng là vũ khí laser có thể vô hiệu hóa các hệ thống của tên lửa siêu vượt âm hoặc phá hủy hoàn toàn nó", vị chuyên gia quân sự trên nhận định.
Liên minh AUKUS chính thức mời Nhật Bản tham gia Nhật báo Sankei đưa tin Australia, Anh và Mỹ đã ngỏ ý mời Nhật Bản tham gia Liên minh quân sự AUKUS. Tàu khu trục Maya của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Ảnh: Kyodo Tờ Sankei - báo có số lượng phát hành lớn thứ 6 của Nhật Bản - trích dẫn các nguồn tin tiết lộ rằng AUKUS muốn hợp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ đẩy mạnh kế hoạch tinh giản, cắt giảm ngân sách

Trung Quốc đẩy nhanh tham vọng tàu sân bay

Iran chỉ trích Mỹ yêu cầu phi thực tế

Khai mạc mật nghị bầu giáo hoàng

Đức chính thức có thủ tướng mới

Tài sản tỉ phú Warren Buffett mất gần 9 tỉ USD sau tuyên bố nghỉ hưu

Israel tiếp tục không kích, vô hiệu hóa sân bay thủ đô Yemen

Chính quyền Myanmar công bố lệnh ngừng bắn mới sau thảm họa động đất

Thế giới 24h: Ấn Độ tấn công Pakistan bằng loạt tên lửa

Hamas không còn quan tâm đàm phán ngừng bắn với Israel

Trung Quốc tố CIA 'khiêu khích chính trị trần trụi', tuyên bố đối phó

Tòa phúc thẩm bác kiến nghị của ông Trump, bảo vệ hàng trăm ngàn người nhập cư
Có thể bạn quan tâm

Ăn mặc xuề xoà tới triển lãm xe, người đàn ông khiến dân mạng "vò đầu bứt tai" về thân thế sau phát ngôn sốc
Netizen
10:15:11 07/05/2025
Những họa tiết nữ tính và trẻ trung đang trở lại mạnh mẽ trong mùa hè 2025
Thời trang
09:36:47 07/05/2025
Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh
Sức khỏe
09:32:09 07/05/2025
Những hot girl nhúng chàm khi đem lòng yêu 'trùm' ma túy
Pháp luật
09:30:25 07/05/2025
Cách xử trí khi bị dị ứng kem chống nắng
Làm đẹp
09:22:03 07/05/2025
Sau 2 thập niên, số phận Toyota Innova sắp đi đến hồi kết?
Ôtô
09:19:51 07/05/2025
Honda ADV160 2025 được bổ sung tùy chọn màu sắc mới
Xe máy
09:17:35 07/05/2025
Microsoft ra mắt máy tính AI giá rẻ
Đồ 2-tek
09:11:39 07/05/2025
Vụ ngoại tình chấn động showbiz: Camera hành trình phơi bày 16 phút xấu hổ của cặp đôi trơ trẽn
Sao châu á
09:10:39 07/05/2025
Nữ phượt thủ đánh giá "vách đá trắng quốc dân" ở Hà Giang có độ khó mức 3/10
Du lịch
09:07:41 07/05/2025