Mỹ tăng tốc phát triển vaccine Covid-19
Tổng thống Trump thông báo Mỹ sẽ đẩy thật nhanh phát triển vaccine nCoV, mục tiêu có ít nhất 100 triệu liều trong vòng 8 tháng.
Chia sẻ với các phóng viên trong cuộc họp ở Nhà Trắng, ông Trump cho biết đang phụ trách toàn bộ dự án nhằm phát triển vaccine càng nhanh càng tốt.
“Việc gì con người làm được, chúng tôi sẽ thực hiện”, ông nói, “Tôi hy vọng chúng ta thúc đẩy vaccine với tốc độ nhanh chưa từng có”.
Dự án mang tên “Operation Warp Speed”, dựa trên sự hợp tác của các công ty dược phẩm tư nhân, cơ quan chính phủ và quân đội, nhằm cắt giảm thời gian phát triển vaccine nCoV. Mục tiêu tới cuối năm nay có 100 triệu liều. Chưa từng có vaccine nào được phát triển với tốc độ như vậy.
Nếu dự án này thất bại, rủ ro tài chính do người nộp thuế chịu thay vì các công ty dược phẩm. Việc phát triển vaccine thường là cần thời gian và có nhiều rủi ro.
Mục tiêu của dự án mà ông Trump đưa ra là cắt bỏ các công đoạn chậm, sử dụng nguồn lực của chính phủ để nhanh chóng thử nghiệm vaccine tiềm năng nhất trên động vật, sau đó thử nghiệm rộng rãi trên người. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ cung cấp các tài nguyên nghiên cứu động vật để thử vaccine tiền lâm sàng.
Tháng trước, Trump đã chỉ đạo Alex Azar, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, tăng tốc độ phát triển vaccine. Các quan chức chính quyền đã họp suốt 4 tuần. Michael Caputo, người phát ngôn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cho biết tổng thống không chấp nhận mốc thời gian phát triển vaccine tiêu chuẩn và khuyến khích đột phá quy trình.
Video đang HOT
Các loại vaccine có tiềm năng nhất sẽ được đưa vào thử nghiệm rộng hơn, đồng thời sản xuất tăng sản xuất hàng loạt. Quy trình kiểm nghiệm vaccine cũng được thảo luận. Thay vì nhiều nhà sản xuất thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng, cạnh tranh bệnh nhân và các nguồn lực, chính phủ sẽ tổ chức cuộc thí nghiệm lớn, thử nhiều loại vaccine cùng một lúc và tập trung sản xuất loại có tiềm năng nhất.
Chính quyền Trump không đơn độc khi cố gắng phát triển nhanh vaccine. Đại học Oxford ở London cũng là ứng cử viên sáng giá trong cuộc chạy đua này. Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã tiêm vaccine do Oxford sản xuất lên sáu con khỉ macaque sau đó cho chúng phơi nhiễm với nCoV. Cả sáu con khỉ đều khỏe mạnh hơn sau bốn tuần.
Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm vaccine của họ ở 1.000 bệnh nhân, có kế hoạch mở rộng thử nghiệm lâm sàng vào tháng 5 với khoảng 5.000 người nữa.
Nhóm Oxford cho biết đã dự kiến vài triệu liều vaccine được sản xuất và phê duyệt bởi các nhà quản lý vào đầu tháng 9/2020.
Vaccine là công cụ hiệu quả nhất chống lại các bệnh do virus, giúp con người không bị ốm, là lối tắt giúp nâng cao miễn dịch. Các nhà khoa học sử dụng virus sống, đã được làm yếu đi hoặc đã chết, hoặc một phần của mầm bệnh để làm vaccine rồi đưa vào, “lừa” cơ thể xây dựng hệ miễn dịch mà không bị mắc bệnh.
Tổng thống Donal Trump tại Nhà Trắng ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Trước đó, các nhà quản lý và chuyên gia dịch tễ luôn khẳng định phải mất 12 đến 18 tháng hoặc hơn để thử nghiệm lâm sàng, đảm bảo vaccine nCoV an toàn và hiệu quả.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất trên thế giới, ghi nhận hơn 1.067.000 ca nhiễm, trong đó 62.870 người tử vong. Trong 24 giờ, số ca nhiễm tăng hơn 29.700 và số tử vong tăng 2.024.
Tính đến sáng nay, thế giới có 210 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận người nhiễm nCoV với hơn 3,2 triệu người mắc và gần 233.000 người tử vong.
Công ty Mỹ bỏ thử nghiệm vaccine nCoV trên động vật
Với việc thử nghiệm lâm sàng ở người ngay sau khi sản xuất vaccine nCoV, công ty Moderna đã phá vỡ quy tắc thông thường trong phát triển dược phẩm.
Moderna bỏ qua bước thử nghiệm vaccine trên mô hình động vật. Ảnh: Live Science.
Thử nghiệm lâm sàng cho vaccine ngừa nCoV của công ty Moderna đã bắt đầu tuyển tình nguyện viên khỏe mạnh ở Seattle, bang Washington, từ đầu tháng 3, nhưng các nhà nghiên cứu không chứng minh vaccine này kích hoạt phản ứng miễn dịch ở động như yêu cầu thông thường. "Tôi cho rằng chứng minh điều đó ở mô hình động vật không phải con đường chủ chốt để tiến tới thử nghiệm lâm sàng", Tal Zaks, giám đốc y khoa của Moderna, chia sẻ.
Đó không phải là cách thử nghiệm vaccine thông thường. Nhà chức trách yêu cầu công ty sản xuất phải chứng minh sản phẩm an toàn trước khi thử nghiệm trên người. Vì vậy, giới nghiên cứu gần như luôn kiểm tra một loại thuốc mới có hiệu quả với động vật trong phòng thí nghiệm hay không trước khi thử trên tình nguyện viên với nguy cơ tiềm ẩn.
Quá trình phát triển vaccine thường kéo dài khoảng 15 - 20 năm từ khi bắt đầu tới lúc hoàn thiện, theo Mark Feinberg, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tổ chức International AIDS Vaccine Initiative. Chỉ sau khi vượt qua những thử nghiệm lặp lại ở mô hình động vật và điều chỉnh dần, công ty sản xuất mới có thể thử nghiệm lâm sàng trên người. "Khi bạn nghe dự đoán vaccine sẽ sẵn sàng trong thời gian lâu nhất là 1 - 1,5 năm, không có cách nào để theo sát khung thời gian đó trừ khi chúng ta có hướng tiếp cận mới", Feinberg nói.
Trong bối cảnh này, hướng tiếp cận mới bao gồm bỏ qua bước thử nghiệm trên động vật, dù các nhà vi trùng học ở Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) thử vaccine trên chuột thí nghiệm cùng ngày thử nghiệm ở người bắt đầu tuyển tình nguyện viên. Những con chuột này có phản ứng miễn dịch tương tự chuột tiêm vaccine ngừa MERS-CoV, họ hàng của nCoV, theo Barney Graham, giám đốc trung tâm nghiên cứu của NIAID.
Tuy nhiên, chuột thí nghiệm không thể nhiễm nCoV như người và nỗ lực nhân giống chuột dễ nhiễm virus chưa hoàn tất. Graham cho biết loại chuột này sẽ có sẵn trong vòng vài tuần tới, nhưng từ giờ đến lúc đó, các nhà nghiên cứu chỉ có thể tiến hành thử nghiệm độ an toàn trên chuột bình thường. Ngay khi thử nghiệm sơ bộ trên động vật gây hại hoặc không thể ngừa lây nhiễm, người thực hiện thử nghiệm lâm sàng cần chuẩn bị để ngừng thử vaccine trên người, theo Karen Maschke, học giả chuyên ngành đạo đức sinh học ở Trung tâm Hastings kiêm biên tập viên tạp chí Ethics & Human Research.
Vaccine mới do công ty Moderna Therapeutics phát triển không chứa nCoV như vaccine thông thường. Thay vào đó, nhóm nghiên cứu của Moderna sử dụng kỹ thuật mới để tạo ra ARN thông tin (mARN) giống mARN ở nCoV. Theo lý thuyết, mARN nhân tạo sẽ đóng vai trò như chỉ dẫn thúc đẩy tế bào người sản sinh protein tìm thấy trên bề mặt virus, qua đó kích thích phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Vaccine thông thường cũng có cơ chế hoạt động tương tự nhưng sử dụng virus đã chết hoặc suy yếu như thành phần cơ bản.
Thiết kế vaccine hoạt động theo cách này cho phép Moderna tăng tốc quá trình phát triển do công ty không phải cô lập và chỉnh sửa mẫu vật sống của nCoV. Nhưng Moderna chưa từng thử nghiệm công nghệ này trước đây và chưa đưa vaccine nào như vậy ra thị trường. "Chúng tôi chưa bao giờ thử khả năng phản ứng nhanh của mình và có thể không kịp sản xuất vaccine ngừa thành công virus", Moderna cho biết.
Việc đi đường tắt có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển vaccine, nhưng không thể biết chắc điều đó sẽ giúp tiết kiệm bao nhiêu thời gian, Holly Fernandez Lynch, trợ lý giáo sư ngành đạo đức y khoa ở Đại học Pennsylvania, nhấn mạnh. "Chúng ta không nên tự suy diễn bỏ qua các bước có thể giúp cho ra đời vaccine vào tuần tới hoặc tháng tới", Lynch nói.
An Khang (Theo Stat/Live Science)
Theo vnexpress.net
Không đại gia dược nào sản xuất vaccine nCoV Chưa hãng dược lớn nào thông báo sản xuất loại vaccine mà Viện Y tế Quốc gia Mỹ phát triển, khiến các quan chức thấy "khó khăn và phẫn nộ". Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm bày tỏ sự bực bội với thực tế trên, khi bệnh do virus corona đã lấy...