Mỹ tăng nguồn lực đối phó Nga, Trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh) đề xuất giảm hàng tỉ USD ngân sách viện trợ nước ngoài để tăng cường nguồn quỹ chống lại “mối đe dọa” kinh tế từ Nga và Trung Quốc.
Theo Bloomberg, ông Trump có thể cắt giảm 21% ngân sách cho Bộ Ngoại giao và các chương trình hỗ trợ quốc tế (giảm còn 44,1 tỉ USD so với 55,7 tỉ USD năm ngoái) trong dự thảo ngân sách tài khóa 2021 trị giá 4,8 nghìn tỉ USD. Chủ nhân Nhà Trắng còn có ý định giảm 6% chi tiêu không cần thiết từ các chương trình phúc lợi và an sinh xã hội.
Nguồn tiền tiết kiệm sẽ được đầu tư cho chi tiêu quốc phòng (tăng 0,3% lên 740,5 tỉ USD) và đảm bảo an ninh mạng. Đặc biệt, chính quyền Trump dự kiến tăng cường các nguồn quỹ chống lại mối đe dọa kinh tế từ Nga và Trung Quốc. Trong đó, ông Trump muốn tăng vốn hỗ trợ Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) từ 150 triệu USD lên 700 triệu USD. DFC vốn được thành lập nhằm mục đích chống lại sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc. Đóng vai trò như ngân hàng phát triển hợp tác với khu vực tư nhân cung cấp khoản vay cho các nước đang phát triển, DFC được xem là lựa chọn tài chính giúp các nước tránh cái mà Washington coi là “ngoại giao bẫy nợ” vốn được Bắc Kinh sử dụng để mở rộng ảnh hưởng. Trong một nhận định, Giám đốc điều hành DFC Adam Boehler cho rằng tăng ngân sách chống lại mối đe dọa về kinh tế là phù hợp với mục tiêu của lưỡng viện quốc hội. Cơ quan này cũng được định hướng hỗ trợ công nghệ 5G ở các nước đang phát triển vốn đang là mặt trận cạnh tranh mới giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bên cạnh những đề xuất trên, Tổng thống Trump còn tìm cách huy động khoảng 2 tỉ USD tài trợ cho dự án xây tường dọc biên giới với Mexico theo cam kết tranh cử. Năm ngoái, Nhà Trắng phải tái phân bổ các nguồn quỹ quốc phòng sau khi yêu cầu 8,6 tỉ USD của ông Trump bị quốc hội từ chối. Nhưng theo một quan chức cấp cao, chính quyền sẽ không tiếp tục “rút” tiền từ Lầu Năm Góc để nâng cấp hàng rào an ninh trên tuyến biên giới phía Nam.
Tuy vậy, giới quan sát cho rằng nhiều đề xuất cắt giảm trong dự thảo ngân sách của Tổng thống Trump (chỉ dành 590 tỉ USD chi tiêu trong nước cho mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến giao thông và chính sách đối ngoại) có khả năng bị Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát bác bỏ, mở ra cuộc chiến ngân sách tiếp theo giữa Nhà Trắng và Đồi Capitol.
Hồi năm ngoái, ông Trump buộc phải từ bỏ kế hoạch cắt giảm viện trợ nước ngoài sau khi vấp phải phản đối của quốc hội. Trong lá thư gửi các lãnh đạo cơ quan lập pháp, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen cảnh báo nguy cơ cắt giảm viện trợ nước ngoài sẽ ảnh hưởng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. Giữa kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực, Đô đốc Mullen cho rằng đầu tư nhiều hơn vào ngoại giao và phát triển là điều cần thiết nếu không muốn lạc lõng so với phần còn lại của thế giới.
Theo Reuters, đề xuất ngân sách Mỹ đưa ra lộ trình 15 năm để loại bỏ thâm hụt trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Chính phủ Mỹ tài khóa 2019 tăng 19% lên tới 1.067 tỉ USD. Lần gần đây nhất thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ vượt ngưỡng 1 nghìn tỉ USD là vào năm 2012. Để giảm thâm hụt, ông Trump đang tìm cách cắt 4,6 nghìn tỉ USD chi tiêu trong 10 năm.
Video đang HOT
MAI QUYÊN
Theo baocantho.com.vn
Mỹ bị 'cho ra rìa' ở Syria?
Trong những cuộc họp mang tính chất quyết định - xây dựng hòa bình và định hướng cho tương lai ở Syria lại không có sự xuất hiện của Mỹ.
Ngày 13/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói với kênh truyền hình NTV rằng, ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh về Syria ở Ankara vào thứ Hai tuần tới.
"Idlib sẽ là vấn đề trọng tâm được đem ra bàn bạc tại cuộc họp ba bên ở Ankara. Ý kiến của các bên sẽ được trao đổi dựa trên những thông tin mà Thổ Nhĩ Kỳ thu được thông qua các trạm quan sát", ông Erdogan nhấn mạnh.
Theo Tass, Hội nghị thượng đỉnh ba bên về Syria sẽ được tổ chức tại Ankara vào ngày 16/9. Hội nghị ba bên gần đây nhất được tổ chức tại Khu liên hợp của Tổng thống ở quận Bestepe.
Tuy nhiên, Văn phòng Tổng thống tuyên bố rằng, lần này Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo sẽ diễn ra tại lâu đài Cankaya lịch sử, nơi từng là nơi ở của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Tổng thống nước này cho đến năm 2014.
Hội nghị thượng đỉnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran về Syria diễn ra lần đầu tiên tại Sochi vào tháng 11/2017. Sau cuộc gặp, các nguyên thủ quốc gia tuyên bố thành lập 4 khu vực giảm leo thang ở Syria, nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Sau đó, các cuộc Hội đàm tiếp theo của các nhà lãnh đạo về Syria đã được tổ chức ở Ankara (tháng 4/2018), Tehran (tháng 9/2018) và Sochi (tháng 2/2019).
Các cuộc họp bàn về vấn đề Syria thời gian gần đây đều vắng bóng Mỹ.
Trước đó vài giờ, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có cuộc gặp gỡ tại thành phố Sochi, Nga.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, Moscow đã thông báo cho Tel Aviv về những hoạt động đang thực hiện để hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, lực lượng vẫn hiện diện ở khu vực Idlib.
Ngoài ra, Nga cũng cung cấp viện trợ nhân đạo và thúc đẩy tiến trình chính trị trong bối cảnh hình thành một cơ quan hiến pháp ở Syria.
"Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Cộng hòa Ả Rập Syria, không chỉ bằng lời nói mà là hành động thực tế và Israel hoàn toàn đồng ý với chúng tôi. Trong bối cảnh đó, Nga đặt trọng tâm vào hỗ trợ chính quyền và người dân Syria để họ nhanh chóng trở lại cuộc sống hòa bình", ông Lavrov nói với phóng viên.
Ngoại trưởng Nga cũng nhấn mạnh, các lệnh cấm vận của Mỹ và các quốc gia châu Âu đối với chính phủ Syria là một yếu tố gây cản trở. "Theo ý kiến của tôi, chúng tôi đã tìm được sự thấu hiểu từ các đồng nghiệp Israel về vấn đề này", ông Lavrov nói.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, việc liên hệ trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin đã ngăn chặn cuộc đụng độ với Nga ở Syria.
"Đụng độ đã là nguy cơ hiện hữu gần như không thể tránh khỏi vì mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của Không quân Nga và hoạt động chiến sự của chúng tôi trong thời gian chiến dịch trong cuộc đại chiến Syria", ông Netanyahu nói.
Thủ tướng Israel đánh giá, các liên hệ với ông Putin là đáng giá nhất đối với ông và góp phần phát triển quan hệ kinh tế cùng có lợi giữa hai nước.
"Sự phối hợp này chỉ có thể bởi tôi và Tổng thống Putin tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi nói chuyện một cách bình đẳng, cởi mở, không có ý tiêu cực. Chúng tôi trao đổi thẳng thắn, gọi sự vật bằng đúng tên của nó chứ không vòng vèo tránh né", ông Netanyahu kết luận.
Có một điểm khá thú vị đó là, trong những cuộc họp mang tính chất quyết định - xây dựng hòa bình và định hướng cho tương lai ở Syria lại không có sự xuất hiện của Mỹ.
Ban đầu là cuộc hội đàm giữa Israel và Nga về vấn đề trao đổi thông tin liên lạc trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Syria và sắp tới đây là Hội nghị thượng đỉnh về Idlib, tất cả đều không có bóng dáng Mỹ.
Điều này khiến giới quan sát đặt câu hỏi, phải chăng Mỹ đã bị cho "ra rìa"? Có lẽ đó là sự thật, Mỹ chỉ có thể ôm bờ đông Euphrates, bảo vệ người Kurd để hút dầu bán và quy ra vàng ròng giống như cách làm của IS. Về cơ bản, Mỹ không có vai trò gì trong việc quyết định tương lai của Syria, đặc biệt là ở các điểm nóng như Idlib và bắc Syria.
Thành Chung
Theo baodatviet
Bộ Ngoại giao Nga: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt đang đến gần Tình hình ổn định chiến lược giữa Nga và phương Tây đang xấu đi, mâu thuẫn đỉnh điểm sẽ gây ra chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường thế giới. Hiện nay, các nền tảng pháp lý quốc tế về chế độ không phổ biến và kiểm soát vũ khí đang bị lung lay. Điều này dẫn đến sự mất ổn định...