Mỹ tăng gấp đôi viện trợ cho phe đối lập tại Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày hôm nay khẳng định Washington sẽ tăng gấp đôi mức viện trợ cho phe đối lập tại Syria, lên 250 triệu USD. Ngoài ra nước này cũng mở rộng việc cung cấp các thiết bị quân sự phi sát thương cho quân nổi dậy.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Theo hãng tin AFP, tuyên bố trên được ông Kerry đưa ra sau cuộc hội đàm của nhóm “Những người bạn của Syria” tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Vị Ngoại trưởng Mỹ còn cho biết các hàng hóa phi sát thương sắp được cung cấp cho phe nổi dậy sẽ không dừng lại ở thực phẩm và thiết bị y tế, tuy nhiên ông không nói rõ thêm.
“Cuộc xung đột này đang vượt qua khỏi các biên giới và đe dọa các quốc gia láng giềng”, ông Kerry nói. “Những sự đổ máu này cần phải chấm dứt. Tổng thống đã ra lệnh cho tôi tăng cường hành động. Hôm nay, có thể khẳng định chúng ta đang ở một thời điểm then chốt”.
Bộ ngoại giao Mỹ thì cho biết họ sẽ làm việc với phe nổi dậy để xác định xem khoản viện trợ mới sẽ được chi tiêu ra sao. Các loại hàng hóa, thiết bị phi sát thương mới cũng sẽ “được quyết định sau khi làm việc với lãnh đạo Hội đồng quân sự tối cao của phe nổi dậy”.
Trong khi đó báo giới Mỹ tiết lộ, Washington đang có kế hoạch trang bị cho quân nổi dậy các loại thiết bị bảo vệ trên chiến trường, ví dụ như áo giáp chống đạn, xe chống đạn, kính nhìn ban đêm cũng như các thiết bị liên lạc, nhưng không cung cấp các vũ khí mà quân nổi dậy yêu cầu.
Video đang HOT
Tại hội nghị trên, ông Kerry đã hối thúc các nhà tài trợ quốc tế cũng có cam kết hỗ trợ tương tự với mục tiêu đạt được 1 tỷ USD viện trợ quốc tế cho phe nổi dậy. Ông cũng khẳng định sẽ cung cấp thêm 25 triệu USD viện trợ lương thực để giúp người Syria.
Theo Dantri
Triều Tiên "mặc cả" điều kiện đàm phán với Mỹ, Hàn Quốc
Triều Tiên hôm nay đã đưa ra các điều kiện khắt khe cho bất kỳ cuộc đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc, trong đó có việc rút lại các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và chấm dứt cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham dự một cuộc thi thể thao ở Bình Nhưỡng ngày 15/4.
"Bước đầu tiên sẽ là rút lại các nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc, vốn được đưa ra vì các lý do lố bịch", Ủy ban quốc phòng quốc gia Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn chính thức KCNA đăng tải.
"Thứ hai là họ cần phải nói với cả thế giới rằng sẽ không tham gia bất kỳ cuộc diễn tập nào cho một cuộc chiến tranh hạt nhân, đe dọa đất nước chúng tôi. Các cuộc đối thoại và tập trận chiến tranh không bao giờ song hành".
"Nếu các kẻ thù Mỹ và Hàn Quốc... thực sự muốn đối thoại và đàm phán, họ nên thực hiện các bước đi đó", tuyên bố nói thêm.
Triều Tiên đã nhiều lần nói rằng các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc được áp đặt sau vụ thử tên lửa hồi tháng 12/2012 và vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 là nguyên nhân chính gây ra cuộc căng thẳng hiện thời trên bán đảo Triều Tiên.
Một nguyên nhân chính khác được Bình Nhưỡng nêu ra là cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn, với sự tham gia của các máy bay ném bom B-2 và B-52.
Tuyên bố của Triều Tiên cũng yêu cầu rút tất cả "các công cụ của Mỹ" phục vụ một cuộc chiến hạt nhân khỏi bán đảo Triều Tiên và cam kết không tái triển khai chúng.
Các điều kiện của Triều Tiên gần như chắc chắn sẽ bị Mỹ và Hàn Quốc bác bỏ thẳng thừng. Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc đã nêu điều kiện đàm phán là Triều Tiên phải có các bước đi tiến tới việc giải trừ hạt nhân.
Tuyên bố hôm nay là động thái mới nhất của Bình Nhưỡng trong cuộc đấu khẩu gay gắt về vấn đề đàm phán, vốn đã trở thành trọng tâm mới của một cuộc chiến ngôn từ đã khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên mức cao nhất trong nhiều năm qua.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đã đưa ra đề xuất đàm phán có điều kiện với Triều Tiên. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến công du khu vực Đông Á gần đây.
Cả bà Park và ông Kerry đều nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào phải dựa trên các điều kiện là Triều Tiên thay đổi hành động và tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt là về chương trình hạt nhân.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đã đưa ra đề xuất đàm phán và được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ủng hộ.
Ngày 17/4, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng đã hối thúc Bình Nhưỡng xem xét nghiêm túc đề nghị đàm phán của Seoul.
Tuyên bố của Ủy ban quốc phòng quốc gia Triều Tiên được đưa ra chỉ ít giờ sau khi cơ quan chính phụ trách quan hệ liên Triều của Triều Tiên loại trừ mọi khả năng trở lại bàn đàm phán tức thì.
Đề nghị đàm phán của Hàn Quốc là một "thủ đoạn bịp bợm" nhằm an ủi dư luận và che giấu trách nhiệm đẩy bán đảo Triều Tiên "tình trạng chiến tranh", Ủy ban tái thống nhất hòa bình của Triều Tiên tuyên bố.
Không tuyên bố nào đề cập tới khả năng phóng tên lửa tầm trung - kế hoạch vốn khiến các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ suốt tuần qua.
Các nguồn tin tình báo cho biết Triều Tiên đã đặt 2 tên lửa Musadan ở bờ biển phía đông để sẵn sàng cho vụ phóng. Hầu hết nhà quan sát dự báo rằng vụ phóng sẽ diễn ra trong khoảng ngày 15/4, đúng dịp kỷ niệm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Tên lửa Musudan chưa từng được thử nghiệm nhưng ước tính có tầm bắn 3.000-4.000km. Điều này có nghĩa là tên lửa có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào tại Hàn Quốc, Nhật Bản, và thậm chí có thể cả các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam.
TheoDantri
Triều Tiên "mặc cả" điều kiện đàm phán với Mỹ, Hàn Quốc Triều Tiên hôm nay đã đưa ra các điều kiện khắt khe cho bất kỳ cuộc đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc, trong đó có việc rút lại các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và chấm dứt cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham dự một cuộc thi thể thao ở Bình Nhưỡng...