Mỹ tăng cường trục xuất người di cư bất hợp pháp về Guatemala
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 15/9, Viện Di cư Quốc gia Guatemala (IGM) cho biết trong 8 tháng đầu năm nay, Mỹ đã trục xuất trên 45.500 người di cư bất hợp pháp về quốc gia này, tăng hơn 13.800 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Người di cư từ Mexico chờ lên xe buýt để được trung chuyển khỏi bang Texas, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Số liệu thống kê chính thức cho thấy Mỹ đã tăng cường trục xuất người di cư trở lại Guatemala trung bình mỗi tháng từ gần 4.000 lên trên 5.000 người. Dự kiến nếu duy trì tốc độ này, năm 2024 sẽ có khoảng trên 68.000 người di cư bị trục xuất về Guatemala sau khi nhập cư trái phép vào Mỹ.
Theo IGM, trong nhóm người bị trục xuất trên có gần 3.500 trẻ em và 25% trong số đó là nữ giới. Các bang Guatemala, Huehuetenango, San Marcos và Quiché tiếp tục có tỷ lệ người di cư bị trục xuất cao nhất, chiếm 36% tổng số người này trên cả nước .
Trong năm 2015, Chính phủ Mỹ đã trục xuất gần 31.500 người di cư trái phép về Guatemala. Con số này đã tăng lên gần 51.400 hồi năm 2018 và giảm trong giai đoạn 2020 – 2021 do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên đến năm 2023, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thực hiện tổng cộng 470 chuyến bay đưa trên 55.300 người di cư về Guatemala, tăng 35,8% so với năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm nay, trên 19.300 dân di cư đã bị Mỹ trục xuất về Guatemala bằng đường hàng không, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia phân tích Fernando Castro dự đoán khả năng số người di cư bị Mỹ trục xuất về nước này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới do chính quyền Tổng thống Joe Biden tăng cường an ninh tại khu vực biên giới.
Làn sóng di cư đến Mỹ đã gia tăng trong thời gian qua vì nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do những người di cư phải đối mặt với tình trạng bạo lực, xung đột gia tăng, bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và khả năng tiếp cận phúc lợi xã hội thấp… Số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 2021 – 2023, Mỹ đã trục xuất trên 2,8 triệu người di cư tại các cửa khẩu biên giới, trong đó phần lớn đến từ các nước như Mexico, Guatemala, Honduras, El Salvador và Nicaragua.
Mexico phát hiện xe tải chở nhiều trẻ không có người thân đi cùng
Viện Di cư Quốc gia Mexico (INM) cho biết giới chức nước này ngày 26/1 đã chặn một xe tải chở gần 70 người di cư từ Guatemala, trong đó chủ yếu là trẻ vị thành niên không có người thân đi cùng.
INM nêu rõ các đặc vụ liên bang đã phát hiện chiếc xe tải tại một trạm kiểm soát ở bang Chihuahua, miền Bắc Mexico, giáp biên giới với Mỹ. Trên xe tải có tổng cộng 67 người di cư từ Guatemala, trong đó có 57 trẻ vị thành niên, chủ yếu là trẻ em nam trong độ tuổi từ 14-17. Nhóm này cũng bao gồm một người mẹ đi cùng con gái và tất cả đều không có giấy phép di cư hợp pháp. Người lái xe tải đã được đưa đến Văn phòng Tổng chưởng lý Mexico, trong khi những đứa trẻ không có người thân đi kèm sẽ được bàn giao cho chính quyền bang.
Đầu tháng 1 vừa qua, cơ quan nhập cư Mexico đã tìm thấy 3 trẻ người Salvador không có người thân đi cùng mắc kẹt trên một hòn đảo nhỏ ở Rio Grande, nằm giữa khu vực biên giới Mỹ và Mexico. Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP), tháng 12/2022 chứng kiến số trường hợp bị bắt giữ ở biên giới gần chạm mốc kỷ lục, dù con số này đã giảm mạnh vào tháng 1 sau các hạn chế mới do Tổng thống Mỹ Joe Biden áp dụng từ ngày 5/1 vừa qua. Theo chương trình mới, tối đa 30.000 người di cư từ Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela có thể nhập cảnh vào Mỹ mỗi tháng và Mỹ có thể trục xuất sang Mexico một số lượng tương đương người di cư trái phép từ 4 quốc gia nêu trên. Dữ liệu của CBP mới đây cho thấy chương trình mới đã giúp giảm 97% số người vượt biên trái phép vào Mỹ từ 4 quốc gia này.
Hungary yêu cầu EU hoàn trả chi phí bảo vệ biên giới chung Thủ tướng Hungary, Viktor Orban ngày 13/9 bày tỏ tin tưởng Ủy ban châu Âu sẽ hoàn trả cho Hungary chi phí bảo vệ biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu (EU) trước hoạt động di cư bất hợp pháp. Binh sĩ Hungary gác tại khu vực biên giới miền Nam giáp với Serbia. Ảnh: AFP/TTXVN Thủ tướng Orban nhấn mạnh...