Mỹ tăng cường sức mạnh tấn công ở Biển Đông bằng chiến hạm hiện đại nhất
Hải quân Mỹ tăng cường sức mạnh ở Biển Đông bằng việc triển khai hai tàu chiến đấu ven bờ lớp Independence.
Tàu tác chiến ven bờ lớp Independence của Mỹ.
Theo SCMP, sự xuất hiện của hai tàu tác chiến ven bờ cho thấy Mỹ thay đổi chiến lược từ trinh sát và răn đe sang nâng cao khả năng tấn công, các chuyên gia nhận định.
Tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords rời cảng hải quân Changi vào ngày 15.11, trong khi tàu USS Montgomery tham gia hoạt động chung với hai tàu chiến Úc trong thời gian từ ngày 6-12.11.
Cả hai tàu đều đang hoạt động ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương xây đảo nhân tạo phi pháp. Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực bằng việc xây trái phép sân bay, đưa radar, tên lửa đến các đảo nhân tạo.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 19.11 nói Mỹ sẽ tăng cường tuần tra ở Biển Đông để gửi tín hiệu đến Trung Quốc. “Mỹ cũng phản đối bất kỳ quốc gia nào đe dọa và cưỡng ép vì lợi ích quốc tế với các quốc gia khác”, Esper nói trong chuyến thăm đến Philippines.
“Thông điệp mà chúng tôi đang cố gửi gắm không phải là phản đối bản thân Trung Quốc, mà là chúng tôi ủng hộ các quy định, luật pháp quốc tế và muốn Trung Quốc cũng tuân thủ. Hợp tác hành động là cách tốt nhất để thể hiện thông điệp đó và buộc Bắc Kinh đi đúng hướng”, Esper nói thêm.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper có chuyến thăm Philippines.
Các tàu chiến thực hiện sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải trước đây chủ yếu là tàu tuần dương tên lửa hoặc tàu khu trục. Nhưng tàu tác chiến ven bờ có ưu thế đặc biệt trong khu vực, theo Viện nghiên cứu đại dương thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tàu tác chiến ven bờ của Mỹ có thể tiếp cận gần hơn ở vùng nước nông, tại các rạn san hô Trung Quốc xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu đạt tốc độ tối đa tới 50 hải lý cũng tạo ra ưu thế đáng kể.
Nhờ thiết kế dạng module, các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ có thể nhanh chóng thay thế vũ khí tùy thuộc mục đích chiến đấu, từ chống hạm sang chống hầm hoặc phòng không.
Hồi tháng 10, các tàu chiến ven bờ của Mỹ đã phóng thử tên lửa chống hạm tầm bắn 185km ở khu cực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Sự xuất hiện của các tàu tác chiến ven bờ thay đổi chiến lược của hải quân Mỹ ở Biển Đông, nâng cao khả năng “tấn công trước những nguy cơ xung đột tiềm tàng”, báo cáo viết.
Tuy vậy, chuyên gia quân sự Hong Kong Song Zhongping nói điểm yếu của các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ là giáp mỏng và không có khả năng tàng hình. “Trung Quốc có thể đáp trả bằng việc đưa thêm các tên lửa chống hạm, máy bay hoặc thậm chí là tàu sân bay”.
Song nói Mỹ cũng có thể đang muốn thúc đẩy việc bán tàu tác chiến ven bờ cho các đồng minh trong khu vực.
Theo danviet.vn
Trung Quốc "rào trước" với Mỹ khi đưa tàu sân bay mới tiến vào Biển Đông
Theo một phát ngôn viên của Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng "thị uy" ở Biển Đông, đồng thời, tuyên bố rằng tàu sân bay mới được sản xuất trong nước đã hướng ra Biển Đông cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu.
Tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc đang được thử nghiệm (Ảnh: AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã có cuộc gặp ngày 18/11 tại Bangkok, nơi hai người đang tham dự một cuộc họp của các quan chức quốc phòng trong khuôn khổ Hội nghị Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước khác.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, hai Bộ trưởng đã thảo luận một loạt các vấn đề - bao gồm tình trạng bất ổn chính trị ở Hồng Kông và tình hình ở Biển Đông,
Phần lớn cộng đồng quốc tế coi các yêu sách hàng hải của Trung Quốc trong khu vực là quá quắt và vi phạm luật pháp quốc tế. Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa các đảo trên biển và thường xuyên đưa tàu chiến vào khu vực này.
Trung Quốc cho biết sự hiện diện của tàu sân bay mới nhất của họ ở Biển Đông chưa được đưa vào hoạt động chính thức và cũng không liên quan đến bất kỳ sự kiện nào trong thời điểm này.
"Huấn luyện tàu sân bay tự chế là một hoạt động bình thường trong quá trình chế tạo tàu sân bay, không nhằm vào bất kỳ mục tiêu cụ thể nào và không liên quan gì đến tình hình hiện tại", phát ngôn viên của Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết.
Theo một bài viết trên Global Times, cuộc thử nghiệm sẽ cho phép phi hành đoàn tàu sân bay làm quen với khu vực biển nơi nó sẽ thường đi trong tương lai. Nếu việc huấn luyện ở Biển Đông thành công, tàu sân bay có thể sớm được đưa vào hoạt động tại một buổi lễ ở Tam Á - cảng phía nam của tỉnh Hải Nam và sẽ đóng quân ở đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa đã nói với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper rằng, Trung Quốc quyết tâm duy trì "hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời yêu cầu Mỹ ngừng thị uy ở Biển Đông, không kích động và leo thang căng thẳng ở Biển Đông".
Ông Esper cũng cho biết, hai bên đã gặp nhau "để thảo luận về cách hai quốc gia có thể tiếp tục mối quan hệ tập trung vào việc duy trì hệ thống dựa trên các quy tắc quốc tế".
Cuộc họp diễn ra vào thời điểm căng thẳng đối với Mỹ và Trung Quốc khi mà các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước vừa gặp thêm một trở ngại khác vào tuần trước.
Theo viettimes.vn/CNN
Trung Quốc hối thúc Mỹ ngưng thị uy sức mạnh trên Biển Đông Sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra phát ngôn kêu gọi quân đội Mỹ dừng "thị uy sức mạnh" trên Biển Đông. Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ngày 18/11 xác nhận Biển Đông là một trong những nội dung được đề cập trong cuộc gặp...