Mỹ tăng cường khí tài cho Đông Nam Á
Thời gian qua, Mỹ liên tục thực hiện những chương trình hỗ trợ, cung cấp khí tài, tăng cường quan hệ quốc phòng đối với các nước Đông Nam Á.
Trong đó, Mỹ không chỉ cung cấp tàu chiến cũ cho Philippines mà còn viện trợ quân sự cho Campuchia, thông qua những đơn hàng vũ khí tối tân cho Indonesia và Singapore.
Hàng “khủng” cho Indonesia
Đầu tháng 11, tờ The Jakarta Globe đăng bài nhận định quan hệ quốc phòng giữa Indonesia với Mỹ giờ đây đang dần thắt chặt hơn. Bài viết dẫn ra việc Washington đồng ý cung cấp trực thăng chiến đấu đa nhiệm Apache cho Jakarta. Khi thỏa thuận trên được hoàn thành, Indonesia sẽ chính thức gia nhập câu lạc bộ, với chỉ hơn 10 nước, sở hữu loại trực thăng tấn công tối tân này. Lâu nay, chỉ các đồng minh thân cận và có ràng buộc hiệp ước với Mỹ mới được cung cấp trực thăng Apache.
Cuối tháng 9, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho hay quốc hội nước này đã được thông báo về đơn hàng trên, gồm 8 chiếc Apache. Tuy không tiết lộ thông tin chi tiết về giá trị số trực thăng tấn công trên nhưng Ngoại trưởng Clinton tuyên bố: “Thỏa thuận này sẽ đẩy mạnh quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên, góp phần tăng cường an ninh trong khu vực”. Đây không phải là thỏa thuận vũ khí duy nhất giữa Washington với Jakarta trong thời gian qua.
Mỹ đang xúc tiến viện trợ 24 chiến đấu cơ F-16 cho Indonesia – Ảnh: Themalaysianinsider.com
Video đang HOT
Trước đó, vào cuối tháng 8, Reuters đưa tin Mỹ đang xúc tiến gói viện trợ 24 chiến đấu cơ F-16 C/D đã qua sử dụng cho Indonesia. Mặc dù đã qua sử dụng nhưng số máy bay chiến đấu trên vẫn rất hiện đại. Jakarta chỉ cần chi 750 triệu USD để nâng cấp và bổ sung thêm vũ khí cũng đủ đảm bảo khả năng tác chiến hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chiến đấu cơ hiện đại cho Indonesia trong 20 năm tới. Không dừng lại ở đó, cũng trong tháng 8, tờ The Jakarta Globe đưa tin Mỹ đang xem xét bổ sung thêm một gói viện trợ F-16 đã qua sử dụng cho Indonesia. Nếu có cả 2 gói viện trợ, Indonesia sẽ sở hữu một lực lượng không quân hiện đại và hùng mạnh. Ngoài ra, Jakarta cũng đề nghị Washington cung cấp thêm đơn hàng tên lửa tấn công mặt đất AGM-65K2 để trang bị cho chiến đấu cơ F-16. Theo giới quan sát, sẽ khó có lý do gì để Washington từ chối đề nghị này.
Nhiều đối tác
Giữa lúc tình hình khu vực có nhiều căng thẳng, đặc biệt là các bất ổn xảy ra trên biển Đông, Mỹ cũng tăng cường hỗ trợ quân sự cho Philippines. Giữa năm ngoái, Washington bàn giao chiến hạm BRP Gregorio del Pilar cho Manila. Vốn là tàu tuần duyên đã qua sử dụng USCGC Hamilton, chiến hạm trên được bán với giá xấp xỉ 10 triệu USD để Philippines sớm tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân nước này. Hiện tại, Washington cũng đang xúc tiến kế hoạch bán cho Philippines chiến hạm cũ thứ 2. Hồi tháng 9, tờ Philippine Daily Inquirer đưa tin Manila dự định mua tên lửa đối hạm Harpoon hiện đại từ Mỹ để tăng cường trang bị khí tài cho 2 tàu chiến mới. Ngoài ra, Manila cũng nhiều lần khẳng định sẽ tìm cách mua một số phi đội chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng từ Mỹ.
Thời gian qua, Singapore cũng là một đối tác và là khách hàng vũ khí khá quen thuộc của Mỹ. Ngày 1.5, Cơ quan Hợp tác an ninh (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ phát đi thông cáo báo chí về việc Singapore đề nghị mua đơn hàng vũ khí và các thiết bị liên quan để trang bị cho không quân nước này. Theo đó, tổng đơn hàng trị giá 435 triệu USD gồm hơn 100 quả bom dẫn đường bằng tia laser cùng nhiều trang thiết bị liên quan cũng như các gói hỗ trợ khác. Ngoài ra, Singapore từ lâu cũng tăng cường hợp tác với Mỹ để phát triển các vũ khí hiện đại. Theo chuyên trang quốc phòng Defense Industry Daily, từ năm 2002, Singapore bắt đầu tham gia dự án phát triển tàu chiến nổi không người lái (USV) Spartan do Mỹ phát động. Nhờ đó, đến nay Singapore trở thành một trong số ít các quốc gia sở hữu USV được xem là khí tài đóng vai trò bước ngoặt của kỹ nghệ quân sự những năm tới.
Một quốc gia khác tại Đông Nam Á là Campuchia cũng ngày càng có nhiều hợp tác quân sự với Mỹ. Theo tờ Nhân dân nhật báo, hồi năm 2006, Washington đã cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 4,5 triệu USD gồm các phương tiện quốc phòng và huấn luyện cho Phnom Penh. Sau đó, giá trị viện trợ được tăng lên đáng kể và Mỹ cũng từng cung cấp hàng chục xe tải quân sự cho Campuchia. Hồi cuối tháng 10, giới chức quốc phòng cấp cao của hải quân hai nước đã gặp gỡ nhau tại thủ đô Phnom Penh. Tại đây, phía Mỹ cam kết sẽ tiếp tục bổ sung thêm các chương trình hỗ trợ quân sự cho Campuchia trong thời gian tới.
Chuyến công du “tái cân bằng”
Ngày 17.11, tờ The Kansas City Star dẫn lời Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Thomas Donilon cho hay chuyến công du của Tổng thống nước này Barack Obama đến Thái Lan, Myanmar và Campuchia nhằm “tái cân bằng” đối với châu Á – Thái Bình Dương. Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), ông Donilon tuyên bố: “Việc Tổng thống Obama quyết định công du châu Á ngay sau khi tái đắc cử khẳng định tầm quan trọng mà ông đánh giá về khu vực này, nơi đóng vai trò trung tâm trong lợi ích an ninh quốc gia cũng như ưu tiên của chúng tôi”.
Theo đó, chuyến công du là minh chứng cho sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của chủ nhân Nhà Trắng. Sau khi đắc cử tổng thống hồi năm 2008, chuyến công du đầu tiên của ông Obama là đến Trung Đông nhằm gia tăng quan hệ với Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc Mỹ đang tìm giải pháp cho chiến trường Iraq. Giờ đây, mối quan tâm của Nhà Trắng chuyển hướng sang Đông Nam Á, một phần quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cố vấn Donilon tiết lộ: “Tổng thống sẽ đề cập một loạt các vấn đề liên quan đến khu vực, từ an ninh hàng hải đến thực thi pháp luật, ứng phó thiên tai…”. Ông Donilon cũng khẳng định Tổng thống Obama sẽ đề nghị giải quyết tranh chấp tại biển Đông dựa trên: “Các giải pháp hòa bình, không cản trở thương mại, tự do hàng hải cũng như loại bỏ việc đe dọa, dùng vũ lực hoặc cưỡng ép kinh tế để giải quyết bất đồng”. Đồng thời, Cố vấn Donilon còn khẳng định chuyến công du là một động thái để Washington thể hiện cam kết sẽ điều động 60% số tàu chiến Mỹ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Lầu Năm Góc từng tuyên bố.
Theo TNO
Mỹ chính thức hiện diện quân sự tại Ba Lan
Một chiến đấu cơ F-16 của Mỹ ở Ba Lan - Ảnh: AFP
Một đơn vị gồm 10 binh sĩ Mỹ ngày 9.11 đã đánh dấu sự hiện diện quân sự đầu tiên của nước này ở Ba Lan, một thành viên NATO, nhằm thực hiện sứ mệnh hỗ trợ các cuộc diễn tập huấn luyện bằng chiến đấu cơ F-16, tin tức từ hãng tin AFP.
Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM) kiêm Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO, Đô đốc James Stavridis, và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak đã cho ra mắt biệt đội không quân Mỹ tại căn cứ không quân Lask ở miền trung Ba Lan, theo thông báo của Đại sứ quán Mỹ ở Ba Lan.
Sự hiện diện của lính Mỹ tại Ba Lan nhằm hỗ trợ việc luân chuyển ba tháng một lần 250 lính không quân Mỹ đóng tại Đức nhằm đáp ứng các cuộc diễn tập huấn luyện chung với quân đội Ba Lan bằng các chiến đấu cơ F-16 và máy bay vận tải Hercule C-130.
Các cuộc diễn tập sẽ bắt đầu vào năm tới tại các căn cứ không quân Lask, Powidz và Krzesiny ở miền trung Ba Lan nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa các đồng minh NATO.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Ba Lan Bronislaw Komorowski đã đồng ý thành lập biệt đội không quân đầu tiên của Mỹ trên đất Ba Lan trong cuộc gặp gỡ tại Washington hồi tháng 12.2010, một động thái gây khó chịu cho Nga.
Quan hệ giữa Moscow và Warsaw đã trở nên căng thẳng kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1990 và đặc biệt sau khi Ba Lan gia nhập NATO (năm 1999) và EU (năm 2004).
Theo TNO
Không quân Oman nâng cấp chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon Không quân Mỹ ký hợp đồng nâng cấp 12 chiến đấu cơ F-16C/D Fighting Falcon hiện có của Oman lên chuẩn Block 60. Chiến đấu cơ F-16C/D Fighting Falcon Tổng trị giá hợp đồng với hãng Lockheed Martin là 94,7 triệu USD, và dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Hiện tại, không quân Oman đang sở hữu 8 chiến đấu cơ F-16C...