Mỹ tăng cường khả năng tấn công hạt nhân tại đảo Guam chống Trung Quốc
Mỹ đang tăng cường khả năng tấn công hạt nhân tại đảo Guam để đề phòng một cuộc đối đầu tiềm tàng với Trung Quốc ở Hoa Đông, tờ Sankei Shimbun tại Tokyo đưa tin.
Các máy bay ném bom tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam của Mỹ.
Tướng John M Paxton Jr, trợ lý sĩ quan chỉ huy của thủy quân lục chiến Mỹ, gần đây đã cho biết tại một cuộc điều trần của hải quân rằng các lực lượng quân sự Mỹ tại Nhật Bản đang cải thiện khả năng nhằm phát động các sứ mệnh đổ bộ vào bờ biển Trung Quốc nếu một cuộc xung đột nổ ra ở Hoa Đông hoặc Biển Đông.
Ông Paxtion cho hay thủy quân lục chiến Mỹ có 4 tàu tấn công đổ bộ và tàu vận đổ bộ nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội các hoạt động Mỹ tại Sasebo, Nhật Bản.
Theo ông Paxtion, với sự hỗ trợ của các tàu này, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ có khả năng phát động tấn công nhằm vào các mục tiêu quan trọng trên bờ biển Trung Quốc.
Được trang bị 36 máy bay trong đó có các máy bay chiến đấu AV-8 Harrier và trực thăng tấn công AH-1W, tàu tấn công đổ bộ USS Essex gần đây đã được điều tới Biển Đông phục vụ một cuộc tập trận chung với hải quân Philippines. Tờ Sankei Shimbun cho hay đây là một động thái nhằm chống lại các tham vọng của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp.
Ngoài các máy bay ném bom B-2, Bộ chỉ huy tấn công toàn cầu của không quân Mỹ đang triển khai hơn 20 máy bay ném bom chiến lược B-52H tới căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam.
Mặc dù Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rằng Mỹ không muốn chiến tranh với Trung Quốc, nhưng các máy bay ném bom với khả năng tấn công hạt nhân có mặt tại đó để ngăn chặn quân đội Trung Quốc chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (hiện đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc) bằng vũ lực.
Liu Jiangping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng thông tin của Sankei Shimbun có thể được xem như một cảnh báo mạnh mẽ đối với Bắc Kinh.
Ông Liu cho hay, đã đến lúc quân đội Trung Quốc phải tăng cường khả năng phòng thủ các căn cứ quân sự ở bờ biển miền đông và miền nam. Tuy nhiên, ông Liu cũng khẳng định rằng Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể muốn chứng kiến chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.
Video đang HOT
An Bình
Theo Dantri/Sankei Shimbun
Nhật Bản sẽ triển khai máy bay Osprey ở sân bay Saga bảo vệ Senkaku
Nhật Bản có kế hoạch triển khải 17 máy bay vận tải Osprey ở sân bay Saga, để quân đoàn đổ bộ sử dụng bảo vệ các đảo hướng tây nam...
Máy bay vận tải MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo
Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 23 tháng 7 đăng bài viết nhan đề "Chính phủ Nhật Bản triển khai Osprey ở sân bay Saga có thể thu hiệu quả kép".
Bài viết cho biết, ngày 22 tháng 7, Chính phủ Nhật Bản đã trao một kế hoạch cho chính quyền khu vực Saga, dự định triển khai toàn bộ 17 máy bay vận tải Osprey (có kế hoạch mua trước năm tài khóa 2018) ở sân bay Saga.
Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này chắc chắn là đã cân nhắc đến sự đối đầu giữa hai nước Trung-Nhật ở đảo Senkaku, Nhật Bản tìm cách tăng cường khả năng ứng phó.
Hơn nữa, còn có kế hoạch đưa máy bay vận tải Osprey của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ được triển khai tạm thời vào phạm vi tính toán, bên cạnh tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ là có thể kiềm chế Trung Quốc, đây được gọi là "nhất cử lưỡng tiện".
Một nguồn tin chính phủ cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã và đang nỗ lực giành lấy sự hiểu biết của địa phương, xóa bỏ sự "quá nhạy cảm Osprey" mang tính toàn quốc, nhưng dư luận vẫn rất lo ngại về mặt an ninh.
Máy bay vận tải MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo
Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda sáng ngày 22 tháng 7 đã hội đàm với chủ tịch tỉnh Saga, Yasushi Furukawa. Ông Ryota Takeda cho biết: "Khi bàn bạc nghiêm túc về trạng thái cần thiết của bảo đảm an ninh Nhật Bản, chính phủ cho rằng, sử dụng sân bay Saga là sự lựa chọn tốt nhất".
Thứ trưởng Quốc phòng Ryota Takeda còn cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản coi trọng phòng thủ đảo nhỏ khu vực tây nam, có kế hoạch xây dựng quân đoàn cơ động đổ bộ ở thành phố Sasebo, tỉnh Nagasaki, trong khi đó, việc triển khai máy bay vận tải Osprey ở sân bay Saga sẽ có lợi cho phối hợp sử dụng với quân đoàn cơ động đổ bộ. Về vị trí địa lý, Saga cách Sasebo khá gần.
Chủ tịch tỉnh Saga Yasushi Furukawa cho biết: "Chính phủ tiến hành giải thích cụ thể cho người dân địa phương rất quan trọng, hôm nay muốn hỏi quan điểm của chính phủ".
Trước đó, theo tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản, ngày 20 tháng 7 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, máy bay vận tải Osprey sẽ trở thành phương tiện vận tải của quân đoàn cơ động đổ bộ, thành phố Sasebo, tỉnh Nagasaki.
Vào ngày 17 tháng 7, ông Itsunori Onodera cũng đã gọi điện cho chủ tịch tỉnh Saga Yasushi Furukawa, yêu cầu "cho phép Bộ Quốc phòng sử dụng sân bay Saga".
Máy bay vận tải MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo
Hãng Kyodo ngày 24 tháng 7 đăng bài viết "Bộ Quốc phòng Nhật Bản thành lập ban nghiên cứu thúc đẩy phương án triển khai Osprey ở sân bay Saga" cho rằng, để thúc đẩy phương án triển khai máy bay vận tải mới Osprey - mà Lực lượng Phòng vệ nhập khẩu - ở sân bay Saga, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 23 tháng 7 đã thiết lập ban nghiên cứu do Thứ trưởng Quốc phòng Ryota Takeda đứng đầu và đã tổ chức hội nghị lần đầu tiên.
Bài báo cho biết, ngoài đạt được đồng thuận về sự cần thiết của sớm thực hiện phương án, hội nghị còn quyết định để giảm gánh nặng của căn cứ Okinawa, cân nhắc để máy bay vận tải Osprey - mà lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ triển khai lâm thời ở sân bay Futenma (nằm ở thành phố Ginowan, tỉnh Okinawa) - được sử dụng sân bay Saga.
Về việc tạm thời xác định máy bay Osprey sử dụng sân bay Saga, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 23 tháng 7 nhấn mạnh: "Để giảm gánh nặng cho Okinawa, chính phủ sẽ hết sức nỗ lực".
Máy bay vận tải MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo
Theo báo Nhật Bản, nếu kế hoạch này được thực hiện thì sân bay Saga sẽ giống như sân bay Naha, trở thành sân bay Lực lượng Phòng vệ sử dụng. Bắt đầu từ năm tài khóa 2015, sẽ chuẩn bị xây dựng các công trình như kho hàng.
Theo mạng tin tức Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định xây dựng sân bay này thành một căn cứ hàng không liên hợp của quân đoàn cơ động đổ bộ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản và Thủy quân lục chiến Mỹ để tiến hành các hành động tác chiến hiệp đồng thống nhất.
Theo bài báo, quân đoàn cơ động đổ bộ triển khai ở Ainoura, thành phố Sasebo, phụ trách giám sát hoạt động biển của Trung Quốc, phòng vệ các đảo nhỏ như đảo Senkaku và các đảo lân cận.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, lựa chọn sân bay Saga để triển khai Osprey là do đây là khu vực rất tốt để Lực lượng Phòng vệ Mặt đất và quân đoàn cơ động đổ bộ cùng sử dụng Saga. Sân bay Saga tương đối tiện lợi cho việc triển khai.
Máy bay vận tải MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo
Theo bài báo, máy bay vận tải Osprey có thể bay với tốc độ gấp hai máy bay trực thăng, có khả năng vận chuyển rất mạnh. Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch triển khai máy bay vận tải Opsrey ở sân bay Saga là để đặt một "chân" cho quân đoàn cơ động đổ bộ, tăng cường phòng thủ đảo nhỏ.
Theo Giáo Dục
Nhật: Vùng phòng không Trung Quốc có thể gây xung đột không mong muốn Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông đang làm leo thang tình hình và có thể gây ra xung đột không mong muốn, bản thảo sách trắng quốc phòng sắp ra mắt của Nhật cho biết. Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản. (Ảnh minh họa) Sách trắng quốc phòng của Nhật, dự...