Mỹ tăng cường đối phó Trung Quốc trên nhiều mặt trận
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ – Australia được cho là một phần của chiến lược dựa trên liên minh rộng lớn hơn nhằm kiềm chế sự trỗi dậy cũng như tham vọng của Trung Quốc.
Hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan của Mỹ hoạt động tại Biển Đông (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Theo Asia Times , căng thẳng tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng nóng lên khi khu vực này chia rẽ thành các phe cạnh tranh lẫn nhau, giữa một bên là liên minh lỏng lẻo gồm các cường quốc do Mỹ dẫn đầu với một bên là Trung Quốc và các vệ tinh liên kết.
Căng thẳng leo thang hơn vào tuần trước, khi Mỹ và Anh tuyên bố sẽ cung cấp cho Australia công nghệ để phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong một thỏa thuận an ninh 3 bên mới, gọi tắt là AUKUS. Thỏa thuận này được cho là sẽ gây thêm sức ép lên các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển khác.
Các tàu ngầm hạt nhân được cho là sẽ làm nghiêng cán cân chiến lược trong khu vực và có khả năng khiến Trung Quốc tập trung nhiều sức mạnh an ninh ở gần lãnh thổ hơn, đồng thời giảm bớt sự tập trung vào các khu vực xa. Xét trên phương diện này, thỏa thuận tàu ngầm được xem là một phần của chiến lược bao vây phối hợp mà Bắc Kinh chắc chắn sẽ coi là mối đe dọa đối với kế hoạch gia tăng và củng cố sự hiện diện của họ ở khu vực Ấn Độ Dương.
Video đang HOT
Trước khi công bố AUKUS, Mỹ và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận mới vào ngày 30/7 để cùng phát triển Máy bay không người lái phóng từ trên không (ALUAV). Đây là thỏa thuận mới nhất trong khuôn khổ Thỏa thuận ghi nhớ về Nghiên cứu, Phát triển, Thử nghiệm và Đánh giá giữa Bộ Quốc phòng hai nước được ký lần đầu vào năm 2006 và gia hạn vào năm 2015.
Một tuyên bố vào ngày 3/9 đã mô tả thỏa thuận trên là một bước tiến nữa nhằm “tăng cường hợp tác công nghệ quốc phòng giữa hai quốc gia thông qua việc cùng phát triển thiết bị quốc phòng”. Mục tiêu của thỏa thuận được cho là nhằm vào Trung Quốc.
Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Mỹ, đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn nhất kể từ năm 1993.
Trung Quốc không được đề cập rõ ràng như một mục tiêu trong bất kỳ thỏa thuận hay cuộc tập trận nào gần đây. Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng khẳng định thỏa thuận 3 bên mới AUKUS “không nhằm chống lại Bắc Kinh”. Thỏa thuận Mỹ – Ấn cũng không đề cập đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chính quyền Joe Biden đang hiện thực hóa cam kết của mình là xây dựng các liên minh gồm những cường quốc có cùng chí hướng để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Việc xây dựng liên minh của Mỹ dự kiến sẽ được nhấn mạnh tại đối thoại an ninh 4 bên, hay còn gọi là Bộ Tứ (gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ), tại Nhà Trắng vào ngày 24/9.
Việc Mỹ thay đổi quan điểm chiến lược từ chống khủng bố sang đối phó với Trung Quốc là động thái công khai và rõ ràng. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã khẳng định cam kết này trong chuyến thăm Đông Nam Á vào cuối tháng 8, cùng thời điểm Mỹ rút khỏi Afghanistan sau 20 năm chiến tranh. Bà Harris tuyên bố Mỹ “sẽ theo đuổi một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thúc đẩy lợi ích của chúng tôi và lợi ích của các đối tác cũng như đồng minh của chúng tôi”.
Sau 4 năm bị coi là lơ là dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đang làm rõ cam kết mới đối với khu vực.
Anh, một đồng minh của Mỹ, cũng trở lại khu vực với sức mạnh chưa từng thấy trong nhiều thập niên. Một nhóm tàu tác chiến do tàu sân bay HMS Elizabeth dẫn đầu đã đi qua Biển Đông trên đường tới Nhật Bản vào tháng 7. Động thái này của Anh đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân của Australia với Mỹ và Anh, thỏa thuận máy bay không người lái Mỹ – Ấn và các cuộc họp cũng như hoạt động của Bộ Tứ đều có thể được nhìn nhận từ lo ngại về mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc. Đây cũng một chiến lược đa hướng được thúc đẩy bởi nhiều bên liên kết nhằm kiềm tỏa Bắc Kinh.
Mỹ lên tiếng việc Trung Quốc áp quy định hàng hải gây quan ngại ở Biển Đông
Washington coi việc Trung Quốc áp quy định khai báo với tất cả tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền là sự "đe dọa nghiêm trọng" đến tự do hàng hải và thương mại.
Các tàu sân bay Mỹ USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng các tàu hộ tống diễn tập ở biển Ấn Độ-Thái Bình Dương tháng 7/2020 (Ảnh: AFP).
"Mỹ vẫn kiên định với lập trường rằng bất kỳ luật hay quy định hàng hải nào cũng không được vi phạm quyền tự do hàng hải, hàng không mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế", báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 2/9 dẫn bình luận của người phát ngôn Lầu Năm Góc John Supple.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc nhấn mạnh: "Các tuyên bố chủ quyền biển phi pháp, trong đó có Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến các quyền tự do trên biển, trong đó có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do thương mại, quyền và lợi ích của các nước ở Biển Đông và các quốc gia ven biển khác".
Bình luận trên được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Trung Quốc công bố quy định hàng hải gây tranh cãi. Theo thông báo của Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/9, tất cả tàu nước ngoài đi vào vùng "lãnh hải" của Trung Quốc phải khai báo thông tin về phương tiện và hàng hóa cho giới chức hàng hải của Trung Quốc.
Yêu cầu khai báo được áp dụng đối với tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng, các chất độc hại khác và các tàu khác bị coi là mối đe dọa đối với an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc. Nếu các tàu nước ngoài không khai báo theo quy định, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các luật, quy định, quy tắc và điều khoản liên quan để xử lý.
Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải mà không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Các quốc gia ven biển không được quyền cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, không được phép yêu cầu tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước.
Một trong những điểm gây chú ý trong quy định mới mà Bắc Kinh đưa ra là khái niệm "vùng lãnh hải của Trung Quốc". Trung Quốc đã đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, do vậy, giới quan sát cho rằng, Bắc Kinh sẽ áp dụng quy định hàng hải phi lý trên cho các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trong đó có biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như các đảo, bãi đá.
Để thách thức những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Mỹ đã liên tục tiến hành các chuyến tuần tra tự do hàng hải trong khu vực. Trong tuyên bố hôm qua, người phát ngôn Lầu Năm Góc Supple cho biết: "Mỹ tiếp tục cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở".
"Bóng dáng" Trung Quốc phía sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ và đồng minh Mặc dù cam kết an ninh mới của Mỹ, Anh và Australia hoàn toàn không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, nhưng "yếu tố Bắc Kinh" được cho là phủ bóng thỏa thuận này. Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson và đã có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall,...