Mỹ tấn công các mục tiêu Iran có thể tạo thành tội ác chiến tranh
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Iran rằng tấn công bất kỳ người Mỹ hay tài sản nào của Mỹ để trả thù việc tướng Soleimani bị giết sẽ dẫn đến việc Mỹ tấn công 52 địa điểm – bao gồm cả các địa điểm quan trọng với “văn hóa Iran”.
Nhưng việc cố tình nhắm mục tiêu các địa điểm văn hóa hoặc di sản văn hóa có thể gây ra tội ác chiến tranh, theo Business Insider.
Loạt trạng thái của ông Trump cảnh báo Iran (từ dưới lên). (Ảnh chụp màn hình)
Theo luật quốc tế, phá hủy các địa điểm văn hóa trong xung đột vũ trang có thể được chỉ định là tội ác chiến tranh.
Nghị quyết 2347 của Liên hợp quốc lên án “sự phá hủy di sản văn hóa bất hợp pháp, bao gồm cả việc phá hủy các địa điểm tôn giáo và cổ vật, cướp bóc và buôn lậu tài sản văn hóa từ các địa điểm khảo cổ, bảo tàng, thư viện, kho lưu trữ và các địa điểm khác, đặc biệt là bởi các nhóm khủng bố.” Và theo Nghị định thư I của Công ước Geneva, nghiêm cấm “thực hiện bất kỳ hành vi thù địch nào nhằm vào các di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật hoặc nơi thờ cúng tạo thành di sản văn hóa hoặc tinh thần của các dân tộc … sử dụng các vật thể đó để hỗ trợ nỗ lực quân sự … (và) biến những vật thể đó thành đối tượng của sự trả thù.”
Năm 2016, các thẩm phán tại Tòa án Hình sự Quốc tế đưa ra bản án 9 năm đối với phần tử Hồi giáo cực đoan phá hủy các đền thờ ở Timbuktu, Mali, vào năm 2012. Điều này đánh dấu lần đầu tiên tòa án truy tố hủy hoại di sản văn hóa như một tội ác chiến tranh, theo New York Times.
Video đang HOT
Cẩm nang Luật Chiến tranh của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đề cập đến những vấn đề này, thảo luận về “bảo vệ tài sản văn hóa”.
Những dòng trạng thái đe dọa Iran của ông Trump thu hút được sự chú ý khá lớn trên Twitter, bao gồm cả từ các thành viên của Quốc hội. Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez chỉ trích: “Đây là một tội ác chiến tranh. Đe dọa nhắm mục tiêu và giết chết các gia đình, phụ nữ và trẻ em vô tội – đó là những gì ông đang làm khi nhắm mục tiêu vào các địa điểm văn hóa – điều đó không biến ông thành một ‘người cứng rắn’.”
Mỹ giết Thiếu tướng Qassem Soleimani, lãnh đạo quân sự hàng đầu của Iran, trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Baghdad vào ngày 3/1. Iran tuyên bố sẽ trả đũa. Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm thứ Bảy (4/1) nói Mỹ đã phạm “sai lầm nghiêm trọng”.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Business Insider)
Theo vtc.vn
'Kém xa Su-34' nhưng Ấn Độ vẫn chọn Tejas Mk1
Ấn Độ đã quyết định ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Tejas Mk 1A thay vì Su-34 rẻ hơn và sở hữu tính năng kỹ chiến thuật cao cấp hơn.
Mặc dù máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga được coi là một trong những chiến đấu cơ mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả nhất thế giới, Không quân Ấn Độ lại lựa chọn tiêm kích hạng nhẹ Tejas Mk 1A, không chỉ kém hơn trong chiến đấu trên không mà còn đắt đỏ hơn.
"Hầu hết ngân sách quốc phòng năm tới của Ấn Độ sẽ được phân bổ cho chiếc Tejas Mk 1A. Triển vọng cho năm tới cho thấy các kế hoạch trong tương lai sẽ không trải qua những thay đổi đáng kể, tiêm kích Tejas Mk 1A vẫn là ưu tiến hàng đầu của New Delhi".
"Quyết định về đơn đặt hàng đối với Tejas Mk 1A vẫn chưa được "chốt" và chúng tôi hy vọng giao dịch sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Điều này có thể chiếm một phần đáng kể trong phân bổ ngân sách vào năm 2020", báo cáo của ICICI Securities cho biết.
"Phải mất bốn thập kỷ để tạo ra Tejas Mk 1A để phù hợp với khả năng thay thế MiG-21, tuy nhiên nó không thể so sánh với các máy bay chiến đấu hàng đầu khác trên thế giới", báo cáo của Business Insider.
Tiêm kích đa năng hạng nhẹ Tejas Mk 1A của Ấn Độ
Trên thực tế, máy bay chiến đấu mới nhất của Ấn Độ rất khó đạt đến cấp độ tiêm kích thế hệ thứ hai MiG-21 của Liên Xô. Tuy nhiên giá của nó là 44 triệu USD, trong khi chi phí dành cho máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga chỉ là 34 triệu USD.
"Nói chung sản phẩm phát triển ở Ấn Độ khó có thể được gọi là máy bay chiến đấu! Trải qua 40 năm nghiên cứu phát triển, New Delhi chỉ có sự giao thoa giữa máy bay chiến đấu từ thời chiến tranh Lạnh với tiêm kích hiện đại".
"Ngay cả thiết kế làm cho máy bay dễ dàng bị nhận biết đối với các hệ thống phòng không lỗi thời cũng là một điểm bất hợp lý khác, Tejas thực tế đã lạc hậu ngay từ khi ra mắt", các chuyên gia lưu ý.
Ấn Độ đã quyết định bỏ qua Su-34 nhằm ưu tiên cho công nghiệp quốc phòng trong nước
Tuy nhiên ở đây phải nhìn nhận rằng Ấn Độ không thể bỏ qua dự án tiêm kích hạng nhẹ nội địa của mình khi họ đã đổ dồn quá nhiều thời gian cũng như tiền bạc cho chiếc chiến đấu cơ trên.
Chính vì lý do này, NewDelhi buộc phải lựa chọn Tejas Mk 1A thay vì mua sắm Su-34 của Nga có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn nhiều cả trong vai trò không chiến lẫn tấn công mặt đất.
Quan trọng hơn, Ấn Độ muốn dùng hợp đồng sản xuất Tejas Mk 1A để thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước, đây là toan tính đường dài khá hợp lý của New Delhi bất chấp giai đoạn hiện tại họ phải chịu khá nhiều thiệt thòi.
Tùng Dương
Theo baodatviet.vn
Dân Mỹ rủ nhau xuống đường ủng hộ luận tội Tổng thống Trump Hàng ngàn người dân trên khắp nước Mỹ đã xuống đường hôm qua, 17/12, để bày tỏ sự ủng hộ việc luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trước đó, có thông tin cho biết hơn 600 cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch, với số người tham gia dự kiến lên tới khoảng 200.000 người. Theo Business Insider, phần lớn các...