Mỹ tạm dừng 600 tiêm kích do lỗi bung nắp buồng lái
Sự cố hy hữu với buồng lái khiến hai loại máy bay chung kiểu dáng thiết kế bị yêu cầu dừng sử dụng.
F/A-18 E/F Super Hornet.
Hải quân Mỹ vừa thông báo tạm dừng sử dụng hai dòng chiến đấu cơ F/A-18 E/F Super Hornet và E/A-18G Growler, bắt đầu từ ngày 16.12. Yêu cầu được gửi đi sau khi một chiếc Growler bung nắp buồng lái khiến hai phi công bên trong gặp nạn ở căn cứ Whidbey Island. Tổng cộng Hải quân Mỹ có 500 chiếc Super Hornet và 100 chiếc Growler.
Theo một quan chức Hải quân Mỹ, phi công lái chiếc E/A-18G của phi đội tấn công điện tử 132 gặp nạn ngày 16.12 và việc ngừng sử dụng hai mẫu máy bay E/A và F/A được phát đi ngay sau đó.
Hai máy bay E/A và F/A có cùng hệ thống lái nên lo ngại tai nạn sẽ xảy ra trong tương lai. Trong thời gian tạm ngừng sử dụng, các kĩ sư từ Trung tâm Hệ thống bay Hải quân và nhà sản xuất Boeings sẽ có mặt và điều tra vụ việc.
Jeannie Groeneveld, đại diện Hải quân Mỹ cho biết hai sĩ quan bị thương gồm 1 phi công và 1 sĩ quan chỉ huy tác chiến điện tử. Cả hai đang nằm trong viện điều trị và không nguy hiểm tính mạng.
Boeing EA-18G Growler là một phiên bản tác chiến điện tử sử dụng trên tàu sân bay hai chỗ ngồi được phát triển từ F/A-18F Super Hornet. Growler có chung hơn 90% thiết kế với Super Hornet.
Video đang HOT
E/A-18G Growler.
E/A dùng chung khung máy bay, radar AESA và hệ thống vũ khí như Hệ thống quản lý tích trữ AN/AYK-22. Pháo Vulcan 20 mm đã bị loại bỏ khỏi phần mũi để thêm vào hệ thống tác chiến điện tử.
Chiến đấu cơ F/A Super Hornet có giá khoảng 61 triệu USD/chiếc trong khi Growler lên tới 68 triệu USD.
Theo Quang Minh – Navy Times (Dân Việt)
Thêm tín hiệu Việt Nam có thể mua tiêm kích F/A-18
Tập đoàn Boeing sẵn sàng xuất khẩu vũ khí tiên tiến nhất của mình Việt Nam, trong đó tiêm kích F/A18.
Tập đoàn Boeing cho biết, những sản phẩm do tập đoàn này sản xuất hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại hai bên vẫn chưa có bất cứ hoạt động trao đổi cụ thể nào về khả năng tập đoàn hàng không lớn nhất của Mỹ này tới thị trường vũ khí Việt Nam.
Trước khi Jane's đăng tải thông tin này, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 50 năm đối với Việt Nam, truyền thông Mỹ cho rằng, nước này đã để ngỏ khả năng Việt Nam sẽ mua dòng tiêm kích đa năng F/A-18 Super Hornet do Boeing phát triển.
Và đây cũng là nhận định của cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Jim Jatras khi ông này cho rằng, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet nhiều khả năng sẽ nằm trong danh sách những vũ khí đầu tiên mà Việt Nam mua của Mỹ. Vậy loại chiến đấu cơ này có xứng đáng để Việt Nam mua sắm hay không?
Tiêm kích F/A-18 Super Hornet.
Tiêm kích đa nhiệm
Tiêm kích F/A-18 Hornet (gồm các phiên bản A/B/C/D), trong đó A/B chinh thưc đưa vao sư dung trong quân đội Mỹ vào năm 1978, còn phiên bản nâng cấp F/A-18 Super Hornet (tức F/A-18 E/F) bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ năm 1999 và hiện vẫn là xương sống của lực lượng hải quân Mỹ.
Mặc dù được thiết kế với ý định là một loại chiến đấu cơ dùng trên tàu sân bay, nhưng loại tiêm kích hạm này thực chất là môt chiêc tiêm kich ham đa năng hang năng, có khả năng đảm nhận tất cả những nhiệm vụ như các phiên bản chiến đấu cơ chuyên dụng trên mặt đất.
F/A-18 Super Hornet đươc thiêt kê cho kha năng tân công ca ngay lân đêm vơi hê thông dân đương chinh xac, co thê thưc hiên cac nhiêm vu gianh ưu thê trên không, hô tông, hô trơ măt đât, tân công tiêu diêt hê thông phong không đôi phương, tân công trên biên, do tham...
Về hỏa lực, F/A-18 Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, với 11 giá treo trên cánh và giữa thân (F/A-18 Hornet có 9 giá treo) cho phép F-18 mang tải trọng 8 tấn vũ khí bên ngoài. Nó có thể sử dụng được nhiều loại bom, tên lửa cho đủ các nhiệm vụ đối không, đối hải và đối đất, tác chiến điện tử...
Trong nhiệm vụ đối không, F-18 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng các tên lửa không đối không như AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM... Trong nhiệm vụ chống tàu mặt nước nó có thể mang tên lửa chống hạm AGM-84 và có thể cả tên lửa chống radar AGM-88 HARM.
Trong tác chiến tấn công mặt đất, F-18 có thể được lắp đặt tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, AGM-84 SLAM-ER và mang được nhiều loại bom, từ "bom ngu" tới "bom thông minh".
Trang bị đỉnh cao
Để thực hiện những nhiệm vụ kể trên, tiêm kích này đươc trang bi man hinh điêu khiên tinh thê long đa dung, hê thông lai sô fly-by-wire, kinh nhin ban đêm, mu phi công JHMCS mang lai khả năng nhận biết đa trang thai, nhiêu muc đich cho phi công.
Radar quet mang pha chu đông AESA APG-79 trên Super Hornet cho phep F-18 đông thơi tân công đôi không va đôi đât, hê thông cam biên quang điên chinh va chum laser chi đinh muc tiêu AN/ASQ-228ATFLIR cung câp ban đô măt đât chi tiêt ơ cư ly xa.
Nó cũng được trang bị hệ thống đối kháng tổng hợp (IDECM) gồm hệ thống phòng vệ chống tên lửa, có khả năng phóng mồi bẫy ALE-47, ALE-50; radar cảnh báo AN/ALR67V3 và hệ thống gây nhiễu ALQ-65 hoặc ALQ-71; hệ thống thông tin số liệu chuẩn Link 16...
Có thể nói, với ưu điểm có khả năng tác chiến đa năng, hệ thống thiết bị tiên tiến, được trang bị những vũ khí và công nghệ cao, tạo ra lợi thế chiến thuật so với vũ khí của đối thủ của Việt Nam.
Khả năng tác chiến của F/A-18 đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu trong rất nhiều chiến dịch tác chiến của Mỹ-NATO, năng lực của nó không có gì phải bàn cãi. Do đó, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet là lựa chọn đáng để xem xét đối với Việt Nam.
Thùy Dung (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Hai mặt trái ngược của vũ khí Nga - Mỹ Trong khi vũ khí Nga ngày càng hoàn thiện và đắt khách thì sản phẩm quốc phòng Mỹ cho thấy thực tế ngược lại và liên tiếp gặp vận đen. Vận đen của Mỹ Theo CBS News, hai chiếc tiêm kích F/A-18 Super Hornet thuộc căn cứ ở Virginia đã bất ngờ đâm vào nhau lúc 10h40 ngày 26/5 (giờ địa phương) ở...