Mỹ tái khẳng định cam kết tại Trung Đông
Ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục là đối tác tích cực tại khu vực Trung Đông.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman Al Saud (phải) trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ 3, trái) đang ở thăm Jeddah, ngày 15/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Biden phát biểu như trên tại hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ với 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) cùng với Ai Cập, Jordan và Iraq, diễn ra tại Jeddah, Saudi Arabia. Ông nhấn mạnh Mỹ sẽ không rời đi mà tiếp tục hiện diện tại khu vực. Theo ông, Mỹ và các nước không nhất trí về tất cả các vấn đề, nhưng các bên vẫn có thể hợp tác với nhau.
Trong phát biểu của mình, Tổng thống Biden cũng nhắc lại cam kết của Mỹ về việc đảm bảo không để Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Liên quan đến vấn đề giá dầu, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của sản lượng dầu trong những tháng tới.
Về phần Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Thái tử Mohammed bin Salman khi phát biểu tại hội nghị đã kêu gọi cần có những nỗ lực thống nhất để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu. Ông cảnh báo những chính sách phi thực tế về nguồn cung năng lượng sẽ chỉ dẫn đến lạm phát mà thôi.
Thái tử Saudi Arabia nêu rõ: “Việc chấp nhận những chính sách không thực tế để giảm khí thải bằng cách loại bỏ các nguồn cung năng lượng chính sẽ dẫn đến lạm phát chưa từng có trong những tháng tới, với giá năng lượng tăng, tỷ lệ thất nghiệp tăng và làm trầm trọng thêm những vấn đề xã hội và an ninh”.
Thái tử Saudi Arabia nhấn mạnh tình hình dịch COVID-19 và những biến động địa chính trị cho thấy thế giới cần có thêm những nỗ lực chung, những thách thức về môi trường cần được giải quyết thông qua những cách tiếp cận thực tế và có trách nhiệm để chuyển dần sang các nguồn năng lượng bền vững.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ và các nước Arab diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm đầu tiên tới Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nhà lãnh đạo Mỹ đã hi vọng qua chuyến thăm lần này sẽ thuyết phục được Saudi Arabia và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác tăng sản lượng dầu nhằm hạ nhiệt giá năng lượng, làm giảm sức ép lạm phát đang lên mức cao nhất trong 40 năm qua tại Mỹ.
Video đang HOT
Dự kiến tại hội nghị lần này, ông Biden sẽ công bố cam kết hỗ trợ 1 tỷ USD trong ngắn và dài hạn nhằm hỗ trợ đảm bảo an ninh lương thực tại Trung Đông và Bắc Phi. Trong khi đó, các nước vùng Vịnh dự kiến sẽ cam kết 3 tỷ USD trong vòng 2 năm tới đầu tư vào các dự án hợp tác với Mỹ về đầu tư và cơ sở hạ tầng toàn cầu.
Tổng thống Biden lần đầu thăm Trung Đông: Lôi kéo đồng minh cô lập Nga
Nhà Trắng kết luận rằng Mỹ cần một đồng minh lâu năm như Saudi Arabia đứng về phía mình, giữa bối cảnh Washington dẫn đầu nỗ lực trừng phạt kinh tế Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine và chuẩn bị cho kỷ nguyên mới đối đầu với Nga.
"Quốc gia duy nhất áp lệnh trừng phạt toàn diện Nga chỉ có Mỹ"
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Joe Biden đã chỉ trích mạnh mẽ Saudi Arabia sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại. Một trong những hành động đầu tiên của ông Biden khi trở thành Tổng thống là giải mật đánh giá của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, theo đó khẳng định Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã chấp thuận việc giết ông Khashoggi.
Tổng thống Israel Isaac Herzog (trái) và Thủ tướng Israel Yair Lapid tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Sân bay Quốc tế Ben Gurion ở Lod, gần Tel Aviv ngày 13/7/2022. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, trong bối cảnh Tổng thống Biden có chuyến công du Trung Đông đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Nhà Trắng kết luận rằng Mỹ cần một đồng minh lâu năm như Saudi Arabia đứng về phía mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi Washington dẫn đầu nỗ lực trừng phạt kinh tế Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine và chuẩn bị cho kỷ nguyên mới đối đầu với Nga.
"Việc Nga tấn công Ukraine đã khiến cho chuyến đi này nhấn mạnh vào sự cạnh tranh giữa các nước lớn nhiều hơn", Aaron David Miller, cựu cố vấn cấp cao về chính sách Trung Đông tại Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định.
Tổng thống Biden sẽ phải tạm gác sang một bên những "hiềm khích" trước đây để bắt tay làm hòa với Saudi Arabia. Khi Tổng thống Mỹ đến Jeddah sau khi thăm Israel và khu Bờ Tây, ông tham dự một cuộc họp với các nước vùng Vịnh và sẽ có cuộc trao đổi trực tiếp với ông bin Salman, người nắm quyền lực thực tế của Saudi Arabia. Điều đó đã cho thấy chính quyền Tổng thống Biden sẵn sàng đặt những lợi ích chiến lược của Mỹ lên trước những bất đồng về vấn đề nhân quyền với Riyadh.
Thậm chí cả khi các lệnh trừng phạt bắt đầu có tác động đến nền kinh tế Nga thì Mỹ hiểu rõ các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng ngăn chặn tổn thất cho mình nếu những diễn biến trong tương lai không diễn ra như kế hoạch. Chẳng hạn, Israel vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với Nga để giải quyết những mối đe dọa an ninh từ Syria - nơi Nga có 1 căn cứ quân sự, đồng thời có xu hướng xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa Israel và người Nga gốc Do Thái.
Trong khi đó, Saudi Arabia coi mối quan hệ với một quốc gia giàu dầu mỏ như Nga là một cách để tăng ảnh hưởng trên thị trường năng lượng toàn cầu - lĩnh vực chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Saudi Arabia.
"Trong số 10 quốc gia đông dân nhất thế giới, chỉ có quốc gia duy nhất thực hiện gói trừng phạt toàn diện nhằm vào Nga, đó là chúng ta - Mỹ", ông Miller nhận định. Đó là lý do tại sao chuyến công du sắp tới của Tổng thống Biden nằm trong chiến lược rộng hơn của Mỹ nhằm tập hợp những "quốc gia tầm trung" khi cuộc xung đột ở Ukraine làm nóng lại cạnh tranh giữa Moscow và Washington.
"Rõ ràng thế giới đang ngày càng cạnh tranh hơn về địa chính trị" và Mỹ vẫn cần "hợp tác chặt chẽ với Trung Đông", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan bình luận với báo giới trước chuyến công du của Tổng thống Biden. Theo ông Sullivan, một trong những mục tiêu của Tổng thống Biden ở khu vực lần này chính là đảm bảo "không có cường quốc bên ngoài nào chiếm ưu thế hoặc đạt được lợi thế chiến lược trước Mỹ".
Nỗ lực lôi kéo đồng minh và tính toán dài hạn của ông Biden
Mỹ có nhiều lợi thế ở Trung Đông. Sự liên kết giữa Saudi Arabia và Nga không thể sâu sắc như mối quan hệ giữa Riyadh và Washington khi đây là mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ sau khi gia tộc Saud nắm quyền trên Bán đảo này vào đầu thế kỷ 20. Mối quan hệ giữa Nga với Saudi Arabia cũng từng căng thẳng sau khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979. Quan hệ ngoại giao giữa Nga và Saudi Arabia phải tới năm 1992 mới được nối lại.
Tổng thống Biden. Ảnh: Reuters
Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ có thể coi mối quan hệ với Saudi Arabia là đương nhiên. Nga và Saudi Arabia đã xích lại gần nhau vào năm 2016 khi các nhà lãnh đạo Saudi Arabia thuyết phục Nga tham gia vào phiên bản mở rộng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, còn được gọi là OPEC .
Nhóm các nước sản xuất dầu mỏ do Saudi Arabia dẫn đầu đã nhất trí hồi tháng 6 sẽ tăng sản lượng dầu mỏ nhưng cho tới nay việc sản xuất vẫn chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Bất kỳ đợt tăng sản lượng dầu mỏ nào ở khu vực đều sẽ mất một vài tháng mới có thể tác động đến giá xăng dầu ở Mỹ, hiện vẫn ở mức cao. Đây được cho là một tính toán chính trị quan trọng của Tổng thống Biden khi Mỹ sắp bước vào bầu cử giữa kỳ.
Trong khi đó, Saudi Arabia dường như đang coi Mỹ là "một đối tác ít tin cậy hơn" và để ngỏ cánh cửa quan hệ với Nga, Eugene Rumer - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Nga và Á - Âu thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nhận định. Nga và Saudi Arabia có "chung mối ác cảm khi Mỹ đưa nhân quyền như một vấn đề lớn trong chính sách", ông Rumer đánh giá.
Ông cũng cho rằng Nga chỉ muốn Mỹ rời đi và để lại khoảng trống trong khu vực bởi Moscow không có nhiều thứ để trao đổi với Riyadh về dài hạn.
Trên thực tế, ràng buộc giữa Nga với kinh tế thế giới hiện trở nên gắn kết tới mức Mỹ và châu Âu hiểu rõ việc cô lập nền kinh tế 1.700 tỷ USD này mà không gây tổn thất cho nền kinh tế của mình sẽ khó khăn như thế nào, nếu không muốn nói là bất khả thi.
Saudi Arabia và Mỹ đều coi Iran là một mối đe dọa. Trong khi đó, Washington cũng để mắt đến những tham vọng toàn cầu ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.
"Chúng tôi hiểu rõ Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ Trung Đông và chúng tôi biết Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng ở đây về ngoại giao và kinh tế", Bradley Bowman, cựu sĩ quan Lục quân Mỹ, đồng thời là chuyên gia về chiến lược quân sự cho Quỹ Bảo vệ Các nền dân chủ nhận định.
Căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài đã được thành lập ở Djibouti - gần một căn cứ quân sự của Mỹ tại quốc gia này.
Nếu Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh nước lớn ở Trung Đông, Washington sẽ phải tăng cường quan hệ với các quốc gia ở đây.
"Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ muốn thấy OPEC nói chung và Saudi Arabia nói riêng sản xuất nhiều dầu mỏ hơn nhằm hạ giá xăng dầu nhưng nếu tiếp tục chỉ trích Riyadh và liên tục nói về việc rời Trung Đông, cũng như chuyển hướng sang khu vực khác thì chúng ta đều hiểu rõ việc yêu cầu họ sản xuất nhiều dầu mỏ hơn không thể thực hiện", ông Bowman nói.
Sau khi Tổng thống Biden rời Trung Đông, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm khu vực này vào tuần tới. Tổng thống Nga dự kiến gặp các nhà lãnh đạo Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Tehran. Chính quyền Tổng thống Biden hiện đang lo ngại Iran bán hàng trăm máy bay không người lái cho Nga để sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Quốc vương Qatar thăm chính thức Ai Cập lần đầu tiên sau khi nối lại quan hệ ngoại giao Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 24/6, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani đã tới Ai Cập, bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến Cairo kể từ khi hai nước nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao hồi năm ngoái như một phần của Thỏa thuận Al-Ula nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại...